Bệnh theo mùa hôm nay

Giãn phế nang

Giãn phế nang (khí phế thũng) là một bệnh phổi tiến triển gây khó thở và làm giảm khả năng hoạt động thể lực. Đây là hậu quả của tình trạng viêm khiến cho phế nang và thành phế quản mất khả năng đàn hồi, cản trở luồng khí thở ra.

1. Định nghĩa

Giãn phế nang (khí phế thũng) là một bệnh phổi tiến triển gây khó thở và làm giảm khả năng hoạt động thể lực. đây là hậu quả của tình trạng viêm khiến cho phế nang và thành phế quản mất khả năng đàn hồi, cản trở luồng khí thở ra.

2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

-        Viên phế quản mạn tính.

-        Hen phế quản (hen từ 10 - 30 năm)

-        Bệnh bụi phổi

-        Biến dạng lồng ngực

-        Bệnh viêm nội mạc động mạch phổi kèm theo giãn phế nang.

-        Lão suy, do tuổi già phổi bị xơ hóa mất tính đàn hồi, hẹp đường kính phế quản gây giãn phế nang.

-        Bệnh Besnier Boeck Schaumann.

-        Thu*c lá.

-        Bệnh nghề nghiệp (thổi thủy tinh, thổi nhạc cụ)

-        Cơ địa di truyền

3. Biến chứng

-        Suy hô hấp.

-        Suy tim phải.

-        Suy tim toàn bộ.

4. Triệu chứng

Triệu chứng chính của giãn phế nang là khó thở và giảm khả năng hoạt động thể lực. khó thở có thể nặng lên khi nằm và đặc biệt nghiêm trọng khi bị nhiễm trùng hô hấp, như cảm lạnh hoặc cúm.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác gồm:

-        Ho nhẹ kéo dài không có đờm.

-        Chán ăn và sụt cân.

-        Mệt mỏi.

5. Điều trị

Điều trị bệnh giãn phế nang chủ yếu là:

-        Bỏ Thu*c lá.

-        Lưu thông đường thở, cho bệnh nhân thở ôxy, Thu*c giãn phế quản.

-        Điều trị các biến chứng. Điều trị đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính.

-        Dùng kháng sinh để dự phòng bội nhiễm, tránh lạnh, chống bụi.

-        Nâng cao thể trạng bằng việc dùng các vitamin A, C, E và nhóm B.

-        Hướng dẫn người bệnh tập thể dục, khí công, tập thở bụng.

-        Phẫu thuật cắt bỏ phần mô phổi bị tổn thương.

-        Ghép phổi cho những người bị bệnh nặng và các biện pháp điều trị khác thất bại.

-        Chương trình phục hồi chức năng phổi, kết hợp giáo dục, tập luyện và can thiệp hành vi để mang lại mức độ sống độc lập cao nhất có thể được.

6. Phòng bệnh

-        Không hút Thu*c lá hoặc bỏ Thu*c càng sớm càng tốt.

-        Hạn chế tiếp xúc với khói Thu*c lá.

-        Chú ý giữ ấm, trách cảm cúm, cai rượu, Thu*c lá, ăn uống điều độ, kiêng cay và các vị tanh, đồ biển, kiên trì chữa trị.

-        Mang khẩu trang bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường nhiều hóa chất và bụi.

-        Tiêm vaccin phòng cúm và viêm phổi.

-        phòng bệnh tốt nhất là phòng tránh và điều trị tích cức các bệnh là nguyên nhân gây giãn phế nang như đã nói ở trên.

-        Chống ô nhiễm không khí như: Phun nước chống bụi trên đường giao thông đô thị; không đốt nilông, nhựa, cao su, bếp than trong các khu dân cư…

-        Bệnh nhân cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm thiểu số lần lên cơn hen;

-        Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục hằng ngày để giữ gìn sức khỏe và tăng sức đề kháng.
 

Nguồn: yduocvietnam.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c9ede153330854522399d12)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY