Bệnh theo mùa hôm nay

Bệnh hen suyễn

Hen là một bệnh mãn tính, trầm trọng, và thường cũng là một biểu hiện về dị ứng, nhiều khi kéo dài nhiều năm tháng.

1. Khái niệm

Quá trình thở là hít không khí có chứa nhiều oxy vào trong cơ thể và huy động khí thải thán khí (dioxyt carbon) tống ra khỏi cơ thể. Không khí vào trong cơ thể qua khí quản. Khí quản chi ra 2 phế quản gốc dẫn vào 2 phổi. Trong phổi 2 phế quản gốc chia ra nhiều phế quản nhỏ, rồi đến các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản dẫn đến các túi không khí gọi là các phế nang, ở đó có trao đổi oxy và thán khí.

Hen là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn do: co thắt của các cơ ở thành phế quản. sưng và phù nề lốp niêm mạc của phế quản. tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản.

Ngoài ra còn có sự tăng quá mức của tính đáp ứng của phế quản với nhiều yếu tố gây khởi phát cơn hen. Các đường thở trở thành dễ bị kích thích quá mức và đáp ứng quá mức với một loạt các yếu tố khởi phát cơn hen: bụi nhà, mạt, phấn hoa, khói Thu*c lá, các chất gây kích thích.


 

2. Nguyên nhân

Hiện nay chúng ta biết rằng, nhiều người sinh ra đã có cơ địa dễ bị hen. Thường trong gia đình những người này có người thân cũng bị hen, chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng… Ở người này, hen gây ra do dị ứng với bọ mạt, với bụi nhà, hen xảy ra quanh năm. Ở một số người khác lại dị ứng với phấn hoa, hen chỉ xảy ra theo mùa. Hen cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với một vài loại hóa chất (thí dụ SO2, NH3  hoặc một số chất khác trong môi trường sản xuất (bột mì, sợi bông…).

Nhiễm virut, nhất là virut hộp bào hô hấp (ispiratory Syncitral virus) cũng thường là nguyên nhân gây ra hen ở trẻ em, nhất là ở các cháu trong độ tuổi còn bú mẹ. Khi người mẹ đang mang thai lại hút Thu*c lá, đứa trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ bị hen.
3. Triệu chứng

Thở rít, khò khè, ho, thở ngắn hơi, khó thở, nặng ngực. Những triệu chứng trên thay đổi tùy người và cũng tùy từng thời điểm. Nếu không được điều trị (hay điều trị không đúng cách) các triệu chứng trên có thể xuất hiện nhiều lần hay thỉnh thoảng khi tiếp xúc với các yếu tố gây cơn hen.

Ho là một triệu chứng quan trọng của hen. Ở trẻ em và người lớn, ho có thể là triệu chứng duy nhất của hen. Điển hình ho thường nặng lên về đêm, sau khi vận động thể lực hoặc một trận cười, trong lúc cảm lạnh, trong mùa đông.
4. Các thể nhiễm bệnh

Hen suyễn dị ứng: hen suyễn dị ứng bị gây ra do phản ứng dị ứng với các dị ứng nguyên như phấn hoa hay vảy da của thú vật. một cách điển hình, người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay tiền sử gia đình bị bệnh về dị ứng, như viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô, và/hoặc chàm (những bệnh da gây ngứa, nổi ban đỏ và đôi khi có bong nước nhỏ).

Hen suyễn không thuộc dạng dị ứng: những người này xảy ra cơn hen suyễn không đi kèm với dị ứng. mặc dù những người này bị cùng những triệu chứng và các thay đổi tương tự trên đường dẫn khí cũng như những đối tượng bị hen suyễn dị ứng, cơn hen suyễn của những người này không bị gây ra bởi các dị ứng nguyên. tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ người bị bệnh suyễn nào, các cơn hen suyễn có thể bị gây bùng phát hay nặng hơn khi có một hay nhiều hơn các tác nhân gây cơn không thuộc loại dị ứng bao gồm những chất (chất kích ứng) trong không khí bạn thở, như khói Thu*c lá, khói đốt gỗ, những chất khử mùi dùng cho phòng ở, mùi ống dẫn gas, mùi sơn mới, các sản phẩm lau nhà, mùi nấu ăn, nước hoa và ô nhiễm không khí bên ngoài. các viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay nhiễm khuẩn mũi xoang cũng có thể gây ra các triệu chứng. cuối cùng là vận động thể lực nặng, không khí lạnh, thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí, và thậm chí hồi lưu thực quản dạ dày (ợ nóng) có thể là các tác nhân gây cơ hen suyễn đối với những bệnh nhân hen suyễn dị ứng hoặc không do dị ứng.

Hen suyễn do vận động thể lực: hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực hoặc các hoạt động gắng sức. các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hay ngay sau khi vận động. vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này. tuy nhiên, vận động cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị các loại hen suyễn khác.

Hen suyễn về đêm: hen suyễn về đêm có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bất kỳ loại hen suyễn nào. loại hen suyễn này là các triệu chứng hen suyễn dường như trở nên tồi tệ hơn vào giữa đêm, điển hình là giữa 2-4 giờ sáng.

Hen suyễn trong thai kỳ: phụ nữ có thai bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, một phần ba sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, một phần ba vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn. cải thiện việc kiểm soát hen suyễn trong thai kỳ đi kèm với tỷ lệ thấp hơn các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

Hen suyễn do nghề nghiệp: Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói hay bụi gây kích ứng trong mội trường làm việc. Tuy nhiên, bệnh suyễn do nghề nghiệp là nói về chứng hen suyễn mới mắc gây ra bởi sự tiếp xúc với một chất (như hóa chất, protein động vật, …) tại nơi làm việc. Giảm nồng độ trong không khí của các tác nhân gây kích ứng qua việc kiểm soát tốt hơn bụi bặm có thể giảm thiểu được tỷ lệ cơn hen suyễn và giảm bớt sự nhạy cảm.
5. Điều trị

Tránh các yếu tố khởi phát hen:

Tránh được các yếu tố khởi phát hen làm giảm viêm nhiễm các đường thở, giảm các triệu chứng và giảm nhu cầu về Thu*c men. Phải cố gắng xác định các yếu tố gây khởi phát cơn hen (tuy không phải bao giờ cũng xác định được) và tránh khi có thể:

-        Dị ứng với mạt trong bụi nhà là thường gặp ở người hen. Phải bọc các đệm, gối với chất liệu không cho dị nguyên qua được. Hàng tuần phải giặt khăn trải giường, áo gối bằng nước nóng có nhiệt độ trên 550C. Bỏ hết các thảm ở trong phòng ngủ.

-        Phấn hoa (tùy từng mùa) và nấm mốc là khó tránh, nhưng nếu có điều kiện dùng máy điều hòa không khí và đóng kín cửa sổ trong suốt mùa phấn hoa là tốt nhất.

-        Dị ứng thức ăn thường ít khi là nguyên nhân của hen. Ở trẻ nhỏ, dị ứng Thu*c thường là thủ phạm gây ra chàm hơn là hen: trứng, sữa, thịt gà và cua, cá biển. Tuy vậy cần đề phòng các chất phụ gia và các chất bảo quản có thể gây ra hen.

-        Nhiễm virus cũng là nguyên nhân hay gặp gây ra hen cả ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường biểu hiện như một viêm tiểu phế quản.

-        Khói Thu*c lá, khói do đốt củi, những mùi nặng, và khí dung tạo mùi, hay nước hoa đều cần phải tránh.

-        Thu*c men như aspirin, Thu*c ức chế (thường dùng chữa tăng huyết áp, nhức nửa đầu và thiên đầu thống) có thể làm hen nặng lên.

-        Tránh tiếp xúc với vật nuôi trong nhà (mèo, chim…) do lông, nước giải… có thể làm hen nặng lên. Vì vậy tốt nhất là tránh nuôi các vật đó ở trong buồng ngủ và tốt nhất là không nuôi trong nhà.

Thu*c trị hen thường được chia làm 2 nhóm:

-        Thu*c cắt cơn: dùng để cải thiện các triệu chứng khó thở của hen, co thắt cơ trơn là một nguyên nhân gây ra hẹp các đường thở.

-        Thu*c dự phòng: Thu*c này làm giảm hiện tượng viêm ở các khí đạo (nguyên nhân chủ yếu của hen) song không làm giảm tức thời các triệu chứng thở rít và ho.

Các phương pháp chữa hen suyễn bằng món ăn bài Thu*c:
Củ gừng

      -    theo kết của của một số tài liệu nghiên cứu, củ gừng có tính khám viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. gừng còn có hoạt tính làm long đầm. nghiên cứu thử nghiệm trên 92 bệnh nhân bị hen suyễn, kết quả là bệnh nhân sử dụng 150 mg bột gừng 3 lần mỗi ngày trong 2 tháng, sau 2 tháng sử dụng gừng họ thấy kết quả được cải thiện đáng kể, các triệu chứng khò khè và nặng ngực giảm xuống, cụ thể khò khè giảm 19,5% và nặng ngực giảm 52%.

Mật ong

      -    Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. ật ong có thể được sử dụng bằng cách pha trong nước uống hàng ngày (một muỗng cà phê mật ong mỗi ngày) hoặc một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống 1 lần mỗi ngày (sáng hoặc tối). Cách tốt hơn là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi.

Một số món ăn, bài Thu*c khác

      -    Tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.

      -    Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.

      -    Hỗn hợp: hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.

      -    Hỗn hợp: hòa trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.

      -    Hỗn hợp: pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.

      -    Hỗn hợp: nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c9ede7c3330853f93192da2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY