Bệnh theo mùa hôm nay

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, bệnh liên tục tiến triển nặng dần, các bệnh nhân khi có chẩn đoán thường cần dùng Thu*c kéo dài, các bệnh nhân này cần có hiểu biết tương đối đầy đủ về bệnh của họ

1. Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Copd (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở...

2. Nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( BPTNMT hay COPD) là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ Tu vong cao.
– Số người mắc bệnh và tần suất Tu vong đang có chiều hướng gia tăng.
– COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
– Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.
– Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh

– Nam giới, tuổi > 40.
– Những người hút Thu*c lá, Thu*c lào.
– Tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp.
– Tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than.
– Bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

4. Khi bạn bị COPD, bạn đã có vấn đề về phổi

– Đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hoá xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại).
– Các túi khí nhỏ ( phế nang) bị phá huỷ, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.
COPD –“ Sát thủ vô hình ’’
– Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD, hơn 3 triệu người ch*t mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây Tu vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch màu não.
– Một số thống kê cho thấy chi phí điều trị cho COPD cao hơn hẳn chi phí điều trị Hen, Lao, Viêm phổi…
Hơn cả những tác hại kể trên, COPD ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

5. Ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) lên chất lượng cuộc sống.
– Ho, khạc đờm mỗi sáng.
– Khó thở khi gắng sức
– Lo lắng, mỏi mệt.
– Giảm các hoạt động.
– Suy giảm các cơ quan chức năng.
– Khó thở ngay cả khi không phải gắng sức nhiều.
– Tiếp tục giảm hoạt động và suy thoái chức năng.
– Suy hô hấp và Tu vong trong một đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

6. Nguy cơ mắc bệnh

– Bệnh COPD không lây lan.
– Chủ yếu gặp ở người lớn.
– Hút Thu*c lá: là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hút Thu*c lá thụ động (hít phải khói Thu*c lá do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD. (80%-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút Thu*c lá).
– Bụi, hoá chất nghề nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tổ chức Y tế thế giới ước lượng các khí thải độc hại làm cho khoảng 400.000 người ch*t trong mỗi năm.
“HÚT Thu*c LÁ LÀ THỦ PHẠM CHÍNH GÂY COPD”

7. Các biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
– Ho
– Khạc đờm
– Khó thở khi gắng sức
Những đợt cấp của các triệu chứng này thường xảy ra.
Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.

8. Cách nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD)

– Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô Hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.
– COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay Bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.

9. 7 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(COPD)

1. Hãy đến Bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD.
2. Dùng đúng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
3. Bỏ hút Thu*c lá, Thu*c lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút Thu*c lá, Thu*c lào. Hãy yêu cầu Bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút Thu*c và những vật dụng liên tưởng đến Thu*c lá. Dùng Thu*c cai Thu*c nếu cần.
4. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
5. Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
6. Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
7. Đến bệnh viện hay Bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi.
– Cần chuẩn bị sẵn: số diện thoại của bác sỹ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các Thu*c bạn đang dùng.
– Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, Thu*c thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng – thở vẫn gấp và khó.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c9ee7443330851b7f0720c2)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY