Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ Sài Gòn mách kinh nghiệm từ A-Z những việc cần làm khi chăm trẻ F0 theo chuẩn chuyên gia

Trong quá trình chăm trẻ F0, bà mẹ này đặc biệt tuân thủ hướng dẫn, tư vấn sử dụng Thu*c, thực phẩm chức năng của bác sĩ, cùng chế độ ăn uống theo kinh nghiệm nuôi con của bản thân.

Là một mẹ đảm nổi tiếng trên khắp các diễn đàn nuôi con trên MXH, cách đây không lâu chị Thanh Thủy (TP.HCM) trải qua hoàn cảnh cả gia đình dương tính với Covid-19.

Lúc này, vấn đề chị lo lắng hơn cả là sức khỏe của bé Bin (gần 2 tuổi). Tuy nhiên, khi nhận được chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ ngay nơi mình sinh sống, chị đã loại bỏ cảm giác hoang mang lúc đầu để cùng con "chiến đấu" với virus.

Chị Thủy cho hay: "Bác sĩ giải thích cho mình hiểu trẻ không may bị F0 sẽ nhẹ hơn nhiều so với khi con nhiễm sốt siêu vi hay sốt xuất huyết, không đáng lo bằng con bị tay chân miệng, đỡ nguy hiểm hơn khi con bị viêm phổi.

Vì vậy, mình khuyên các bố mẹ khác hãy thật bình tĩnh và giữ tâm lý tốt để cùng con vượt qua giai đoạn này", mẹ bỉm bộc bạch.

Chị Thủy đã cùng con vượt qua virus Covid-19 sau 4 ngày.

Cũng nhờ những kinh nghiệm này, mẹ Thủy đã chăm sóc bé Bin âm tính với Covid-19 sau 4 ngày nhiễm virus.

Bé Bin trong thời điểm dương tính với Covid-19 và sau khi khỏi bệnh.

Cụ thể, chị Thủy chỉ ra những điều cần lưu ý khi gia đình có bé là F0 như sau:

Thứ nhất, cần chuẩn bị gì khi có trẻ F0?

- Thu*c hạ sốt: Liều dùng 10-15mg/kg/lần (bao gồm tổng cả đường uống lẫn đường đặt hậu môn), dùng cách nhau tối thiểu từ 4- 6 tiếng.

- Thu*c long đờm

Bác sĩ kê cho Bin Thu*c Acemuc. Bé dưới 2 tuổi tham khảo thêm Thu*c Halixol, Ambroxol.

- Siro ho

Ưu tiên chọn các siro từ thảo dược được bán các nhà Thu*c uy tín.

Ngoài ra, nếu bé sổ mũi, ngạt mũi, có thể chuẩn bị nước gừng ấm để ngâm chân, dầu tràm để mát xa lòng bàn chân, thoa mũi, ngực, lưng, mỏ ác.

- Nước muối S*nh l*

- Thu*c và thực phẩm chức năng bổ sung các vitamin, khoáng chất như vitamin tổng hợp, D3, kẽm, sắt, men vi sinh.

Thứ hai, mẹ nên làm gì khi trẻ bị F0?

- Nếu trẻ bị sốt dưới 38.5 độ, phụ huynh nên chườm thay vì dùng Thu*c. Nếu cần, phụ huynh hãy ưu tiên dùng siro hạ sốt thảo dược không chứa thành phần kháng sinh. Tương tự, nếu trẻ ho thì dùng siro ho, sổ mũi, ngạt mũi thì dùng Thu*c nhỏ mũi, nhiều đờm thì dùng Thu*c long đờm, tiêu chảy thì dùng men vi sinh,…

- Các loại thực phẩm chức năng cần bổ sung:

Vitamin tổng hợp: bổ sung đầy đủ các vitamin, ngăn ngừa thiếu chất, giúp tăng sức đề kháng và nhất là các bé biếng ăn thiếu chất trầm trọng cần phải bổ sung ngay.

Vitamin D3: D3 giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ biến chứng nặng của Covid-19. Các bé dùng loại D3K2 là tốt nhất.

Kẽm: dùng tăng đề kháng, phòng ngừa cảm cúm, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Sắt: phòng tránh nguy cơ giảm thiểu tế bào hồng cầu, thiếu máu, da xanh xao nhợt nhạt, kém ăn, hay bệnh vặt. Lưu ý dùng sắt sau khi bé khỏi ốm.

Men vi sinh: tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Thứ ba, cho trẻ F0 ăn gì?

Một số món ăn dạng lỏng dễ tiêu mẹ Bin cho con ăn khi mắc Covid-19.

- Nên ăn cháo, soup, loãng dễ ăn, dễ tiêu: Mẹ nên chọn cháo cá đồng loại cá thịt trắng chứa ít chất béo nấu chung với đậu xanh, hoặc cà chua, rau xanh,… để con ăn những ngày này giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Tránh ăn những món thịt nhiều mỡ, những món quá béo gây đầy bụng, khó tiêu, dễ nôn ói.

Cho bé uống sữa như hàng ngày, nhưng loại sữa năng lượng cao thì nên tạm dừng vì độ béo cao khó tiêu hơn ngày thường. Nên cho bé uống sữa dễ tiêu, dòng sữa mát hoặc uống thêm sữa non để tăng đề kháng.

Nếu các bé bị dị ứng đạm thì cho bé uống sữa hạt có thành phần yến mạch, mix củ, quả, trái cây cho bé dễ tiêu hóa hơn.

Ăn nhiều trái cây, uống nước ép, sinh tố, làm kẹo mút cho bé mút bổ sung C, kẹo mút làm từ siro húng chanh hoặc các thảo dược trị ho cho bé mút ngừa nhạt miệng.

Thứ tư, giữ tâm lý vui vẻ cho trẻ F0

Giữ tinh thần lạc quan chơi đùa tạo cho con cảm giác vui vẻ, an toàn hơn. Có thể cho bé chơi các trò chơi có hoạt động để trẻ ra mồ hôi càng tốt, giúp bé quên đi sự mệt mỏi, khó chịu.

Chú ý: Theo dõi trẻ 24/24, nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc nhiều, khó thở, thở rút lõm lồng ngực,… cần gọi ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn và thăm khám kịp thời.

Với trẻ đang bú mẹ thì tuyệt đối không nên cai sữa thời điểm này.

https://afamily.vn/me-sai-gon-mach-kinh-nghiem-tu-a-z-nhung-viec-can-lam-khi-cham-tre-f0-theo-chuan-chuyen-gia-20220302205620181.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-sai-gon-mach-kinh-nghiem-tu-a-z-nhung-viec-can-lam-khi-cham-tre-f0-theo-chuan-chuyen-gia-20220302205620181.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY