Khoa học hôm nay

MEDDOM - nơi lưu trữ di sản các nhà khoa học tỏa sáng

(HNM) - Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) là sự kết hợp đa năng giữa du lịch, văn hóa, khoa học và giáo dục. Thông qua các tài liệu, hiện vật cùng không gian cảnh quan sinh thái đa dạng, khách tham quan khi đến MEDDOM có thể vừa giải trí vừa được tìm hiểu về các nhà khoa học Việt Nam và lịch sử khoa học nước nhà.

(hnm) - trung tâm và công viên di sản các nhà khoa học việt nam (meddom) là sự kết hợp đa năng giữa du lịch, văn hóa, khoa học và giáo dục. thông qua các tài liệu, hiện vật cùng không gian cảnh quan sinh thái đa dạng, khách tham quan khi đến meddom có thể vừa giải trí vừa được tìm hiểu về các nhà khoa học việt nam và lịch sử khoa học nước nhà.

Di sản khoa học giữa không gian xanh

Cách thủ đô hà nội không xa, công viên di sản các nhà khoa học việt nam được xây dựng trên địa thế và cảnh quan rộng 34ha, với đồi núi, hệ thống cây xanh của vùng cam cao phong nổi tiếng thuộc tỉnh hòa bình. là một công viên văn hóa - khoa học hướng đến tổ chức hoạt động theo mô hình đa năng, tuy nhiên, phần nội dung cốt lõi tạo nên sự khác biệt chính là việc phát huy giá trị di sản thông qua các hoạt động trưng bày, tham quan, giáo dục nhằm giới thiệu những cống hiến, lao động khoa học vì cộng đồng xã hội của các thế hệ nhà khoa học việt nam.

Nổi bật trong công viên hiện nay là tòa nhà lưu trữ di sản các nhà khoa học. đây là một công trình xây dựng hiện đại được thiết kế như hình tượng cuốn sách mở. trong khi chờ xây dựng bảo tàng, một không gian trong tòa nhà này dành cho việc tổ chức trưng bày, triển lãm với các chủ đề khác nhau để giới thiệu di sản của các nhà khoa học tới khách đến thăm công viên.

Theo gs.ts nguyễn anh trí, chủ tịch hội đồng cố vấn trung tâm di sản các nhà khoa học việt nam, meddom được thành lập từ ý tưởng ban đầu của ông nhằm lưu giữ những kỷ niệm, những tài liệu vật thể và phi vật thể của các nhà khoa học việt nam đã có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

“ngay từ đầu, chúng tôi muốn di sản của nhà khoa học phải được lưu giữ và giới thiệu với công chúng trong một không gian mở, có suối, có hồ, có thiên nhiên cây cỏ để hòa quyện giữa tính khoa học và thư giãn tâm hồn. chúng tôi quyết tâm phải xây dựng cho được một công viên di sản thật đẹp, thật khoa học, thật đặc biệt để lưu giữ, tôn vinh và phát huy giá trị những tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học chân chính đã để lại cho đất nước, cho dân tộc. ở công viên này, thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên có thể tìm thấy những giá trị sống, bài học kinh nghiệm và lửa đam mê khoa học, hăng say cống hiến từ nhiều nhà khoa học việt nam”, gs.ts nguyễn anh trí cho biết.

Còn theo giám đốc chuyên môn, pgs.ts nguyễn văn huy, đến nay, trung tâm di sản các nhà khoa học việt nam đã tiếp cận được gần 2.000 nhà khoa học thuộc hầu hết các ngành, lĩnh vực khoa học khác nhau, đồng thời sưu tầm khoảng 800.000 tài liệu hiện vật. đây là những tài liệu có nguồn gốc cá nhân vốn được bảo quản tại gia đình các nhà khoa học. ngoài ra, trung tâm cũng chú trọng thực hiện những bộ phim tư liệu, tiến hành ghi hình, ghi âm giọng nói của các nhà khoa học cũng như các câu chuyện kể về cuộc đời của họ để phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.

Hướng đến một bảo tàng về khoa học và các nhà khoa học Việt Nam

MEDDOM đã thực sự trở thành điểm hẹn của ký ức. Nhiều nhà khoa học và gia đình đã đến đây để thăm lại di sản của người thân, ôn lại những kỷ niệm của một thời sôi nổi, nhiệt huyết. Không ít du khách đã không khỏi xúc động khi xem lại một trang bản thảo nhuốm màu thời gian hay tận mắt ngắm chiếc máy chữ đã nhòe mờ nút phím, hoen gỉ qua năm tháng, lắng nghe câu chuyện về hành trình để đi tới thành công của một công trình nghiên cứu khoa học hay những câu chuyện xúc động về cuộc đời, về tình bạn, tình yêu, tình thầy trò của các nhà khoa học...

Bằng những việc làm thể hiện ý nghĩa nhân văn và khoa học của meddom, các nhà khoa học và gia đình họ dần dần nhận thức đúng về giá trị xã hội của công tác nghiên cứu sưu tầm di sản cũng như trách nhiệm của nhà khoa học trong sự nghiệp cao cả này nên đã hợp tác, ủng hộ và trao tặng trung tâm nhiều tư liệu hiện vật liên quan đến lịch sử cuộc đời của nhà khoa học.

Song song với sứ mệnh sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu di sản, trung tâm luôn coi trọng hoạt động giáo dục di sản nhà khoa học, làm cho những di sản ấy “cất tiếng nói” trong cộng đồng. Các bộ sách “Di sản ký ức của nhà khoa học”, “Những câu chuyện hiện vật”… đã giúp người đọc hiểu hơn về những đóng góp của các nhà khoa học, khuyến khích sự học hỏi, sáng tạo, vun đắp tình yêu, ước mơ với ngành nghề mà mình theo đuổi. Đồng thời, website, Facebook của trung tâm đã trở thành một kênh thông tin khá phong phú, hữu ích cho bạn đọc tìm hiểu về các nhà khoa học, các ngành khoa học.

Với một khối lượng tài liệu hiện vật đồ sộ cùng dữ liệu ký ức phong phú đa dạng, trung tâm mong muốn sẽ xây dựng một bảo tàng về khoa học và các nhà khoa học việt nam. theo pgs.ts nguyễn văn huy, bảo tàng sẽ từng bước dựng lại tiến trình lịch sử khoa học việt nam ở những thời kỳ lịch sử cụ thể, với sự góp mặt, xuất hiện dần các lĩnh vực, chuyên ngành khoa học, đặc biệt thông qua những hoạt động, đóng góp của cá nhân các nhà khoa học việt nam.

“Bảo tàng này không chỉ là nơi tham quan để hiểu về lịch sử khoa học, về các nhà khoa học, mà còn là nơi để tìm hiểu những giá trị, phẩm chất của các nhà khoa học, từ đó tạo niềm cảm hứng trong cuộc sống cho mỗi khách tham quan. Đây cũng là nơi học tập và nghiên cứu, bởi các tư liệu trưng bày cũng là sử liệu giúp những người quan tâm hiểu rõ hơn các vấn đề về lịch sử ngành, hoặc các vấn đề khoa học chuyên sâu. Việc tiếp cận những nguồn tư liệu quý báu đó sẽ góp phần khơi dậy tinh thần khoa học cùng niềm tự tôn khoa học của Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy bày tỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1034760/meddom---noi-luu-tru-di-san-cac-nha-khoa-hoc-toa-sang)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY