Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một buổi sáng đặc biệt trong cuộc chiến chống COVID -19 ở Việt Nam

Bô Y tế cho biêt, liên tiếp trong 2 buổi sáng Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Hiện tại số bệnh nhân vẫn giữ ở mức 241 trường hợp sau 12 giờ ghi nhận ca cuối cùng (18g ngày 5/4).

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo thống kê, Việt Nam trong tổng số bệnh nhân có 150 người từ nước ngoài chiếm 62,2%; 91 người lây nhiễm thứ phát trong đó 61 người thuộc ổ dịch nội địa. Hiện có 29 đã xét nghiệm âm tính lần 1 và 23 ca có kết qả xét nghiệm âm tính lần 2.

Như vậy có thể thấy liên tiếp trong 4 ngày qua, Việt Nam ghi nhận số ca COVID-19 mắc mới giảm, từ 11 ca ngày 2/4 xuống còn 3 ca ngày 4/4 và hôm qua là 1 trường hợp. Nhìn nhận về những thay đổi này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, chuyên gia dịch tễ, nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đây chưa phải là giá trị dịch tễ đánh giá dịch đã lui. Tuy nhiên đây là một tín hiệu vui nhưng không nên chủ quan.

Theo ông Nga phải ít nhất trong 2 tuần mới có thể nói dịch đã lui hay chưa. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng để để ngăn chặn dịch, vì thế cơ hội trong những ngày này là hạn chế lây lan đến mức thấp nhất, khoanh vùng kịp thời các ổ dịch COVID-19 để không bùng phát mạnh trong cộng đồng. Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia, Thứ trưởng Long nhận định, việc tuân thủ giãn cách xã hội của người dân được xem là có ảnh hưởng trực tiếp việc thành bại khống chế dịch vì bệnh này lây chủ yếu qua tiếp xúc gần.

“Nếu thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta giữ vững được thế chủ động chống dịch. Nếu không kịp thời không chế, dịch có thể bùng phát mạnh trong cộng đồng, dẫn tới nhiều người nhập viện do tình trạng nặng, đặc biệt người cao tuổi và có bệnh nền. Nếu qua 15 ngày cách ly vẫn có các ca bệnh mới, chúng ta tiếp tục bao vây, dập tắt ổ dịch và có khả năng phải thực hiện giãn cách xã hội. Nếu không có ca bệnh mới, về cơ bản, ta đã khống chế được dịch trên lãnh thổ Việt Nam và có thể xem xét việc ngừng giãn cách xã hội. Khi đó, cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới để khóa chặt các ca bệnh từ ngoài vào, cố gắng duy trì cho đến khi dịch bệnh trên thế giới thoái lui”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho biết.

Ban Chỉ đạo quốc gia khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

Virus gây dịch COVID-19 tại Việt Nam đã biến đổi

Tối 5/4, PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, qua nghiên cứu trong thời gian qua, các nhà khoa học của Viện đã nhận thấy sự biến đổi khác biệt về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế khẩn cấp tìm người liên quan đến nữ phóng viên mắc COVID-19

Tối ngày 5/4, Bộ Y tế tiếp tục phát đi thông báo khẩn tìm người có liên quan đến hành trình di chuyển của bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 183. Theo công bố của Bộ Y tế, BN183 là nữ, 43 tuổi, địa chỉ tại Trung Hòa, Cầu Giấy; là phóng viên có tiếp xúc gần với bệnh nhân số 148 (du khách quốc tịch Pháp) ngày 12/3.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/mot-buoi-sang-dac-biet-trong-cuoc-chien-chong-covid-19-o-viet-nam-1636455.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY