Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mùa đông ăn lẩu thì hết ý nhưng những người này TUYỆT ĐỐI không nên ăn

Trong những ngày đông lạnh giá, lẩu là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, bạn không nên ăn lẩu nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng này.

Lẩu là món ăn “đặc sản” của mùa lạnh nhưng có thể gây hại cho một số người. Nếu bạn thuộc những nhóm đối tượng sau, hãy cố gắng kiềm chế cơn thèm kẻo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1. Những người mắc bệnh dạ dày

Lẩu thường có nhiều loại gia vị khác nhau, phổ biến nhất là các loại gia vị cay và nóng. vì vậy, những người bị đau dạ dày không nên ăn món này, đặc biệt là lẩu thái và lẩu kim chi. vị cay của sa tế hay ớt sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Do đó, những người có tiền sử bệnh dạ dày nên tránh xa món ăn này. hoặc có thể chọn những loại lẩu thanh đạm như lẩu nấm.

2. Bà bầu

Trên thực tế, bà bầu ăn lẩu không có hại. tuy nhiên, thói quen ăn đồ ăn tái hoặc nhúng qua loa khi ăn lẩu lại gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với bà bầu. thói quen này khiến thai phụ dễ mắc các bệnh về kí sinh trùng như sán lá gan.

Khi mang bầu, sức khỏe đề kháng của người mẹ yếu đi. Nên nhiễm kí sinh trùng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cả mẹ và bé.

Hơn nữa, lẩu chứa rất nhiều gia vị, trong đó có một số loại có thể gây hại cho thai nhi. do đó, những người mang bầu cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định ăn món này.

3. Những người bị mắc bệnh gout, tiểu đường, cao huyết áp

Nguyên liệu phổ biến trong món lẩu thường là các món thịt đỏ, hải sản, nội tạng… đây là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng choresterol cao. những bệnh nhân có tiền sử bị gout, tiểu đường hay cao huyết áp không nên ăn món ăn này để tránh bệnh nặng hơn.

Cách ăn lẩu tốt nhất

Ăn lẩu như thế nào để vừa đủ dinh dưỡng vừa có lợi cho sức khỏe? các chuyên gia đã đưa ra một số cách ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe:

Thứ tự khi ăn lẩu: Đầu tiên bạn nên uống một chút nước ép hay nước ngọt, sau đó ăn rau, rồi cuối cùng mới ăn thịt để dạ dày hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

ăn chín uống sôi: bạn không nên ăn thịt tái, đặc biệt là nội tạng động vật để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

thời gian ăn lẩu: chỉ ăn lẩu trong vòng 2 giờ đồng hồ trở lại. nếu ăn quá lâu, dạ dày sẽ phải làm việc liên tục, dễ gây đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ngọc Điệp (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/mua-dong-an-lau-thi-het-y-nhung-nhung-nguoi-nay-tuyet-doi-khong-nen-an-346015)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Thưa BS, mẹ tôi bị huyết áp và tim. Mỗi sáng sớm bà phải uống Thu*c huyết áp và tim. Theo chỉ định của BS, bà sắp phải nội soi dạ dày. Theo như câu tư vấn của Mangyte thì muốn nội soi dạ dày phải nhịn từ 21g tối hôm trước, để bụng rỗng. Tuyệt đối không ăn uống để cho kết quả nội soi chính xác. Tôi băn khoăn, nếu mẹ tôi không uống Thu*c huyết áp thì huyết áp tăng cao làm sao nội soi? Nên làm thế nào Mangyte ơi? (Huy Hùng - TPHCM)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY