Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mua nấm về mà thấy những dấu hiệu này thì vứt ngay đừng tiếc vì rất độc

Ăn phải nấm độc rất nguy hiểm vì có thể gây tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh, tế bào gan... chỉ cần vài cây nấm độc lẫn trong món ăn cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nấm độc dù bạn là ai cũng cần phải biết.

Dấu hiệu nhận biết nấm độc

Cục An toàn thực phẩm cho biết, có 3 đặc điểm thường nhận thấy ở các loài nấm độc:

Thứ nhất, nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc.

Thứ hai, bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm.

Thứ ba, bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm và trong môi trường đất đai, khí hậu.

Ảnh minh họa

Chúng ta cần lưu ý, đặc trưng của nấm độc là: màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, khi hái về dễ đổi màu, ép nước ra đục như sữa bò. Nấm không độc đa số có màu trắng, màu nâu nhạt, màu giấy cũ, khi bóp ra nước trong như nước lọc.

Do đó, khi muốn ăn nấm cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn.

Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc.

Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt.

Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.

Không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ...

Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không.

Dấu hiệu bị ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm có biểu hiện sớm và muộn.

- Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ.

- Biểu hiện muộn xuất hiện sau từ 6 – 40 giờ, trung bình 12 giờ sau khi ăn.

Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm. Dấu hiệu xuất hiện sau 20 – 30 phút như nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi tanh hôi, người mệt lừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê.

Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức độ ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc nấm

- Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau khi ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.

- Uống than hoạt tính: Liều 1gram/kg trọng lượng cơ thể.

- Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng Oresol.

- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng.

- Nếu người bệnh thở yếu, ngưng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.

- Không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu nằm viện ngay cả khi các biểu hiện ngộ độc đã hết.

- Nếu ngộ độc loại biểu hiện muộn cần điều trị tại cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt.

Theo Khỏe và Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/mua-nam-ve-ma-thay-nhung-dau-hieu-nay-thi-vut-ngay-dung-tiec-vi-rat-doc-search/?id=257243

Theo Khỏe và Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mua-nam-ve-ma-thay-nhung-dau-hieu-nay-thi-vut-ngay-dung-tiec-vi-rat-doc/20230409063021016)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hàng năm vào mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.
  • Khi bị ngộ độc nấm cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
  • Tuy đã được cảnh báo, những trường hợp ngộ độc do nấm vẫn xảy ra. Như trường hợp đau lòng ở Hòa Bình vừa qua, 2 trong số 5 người trong một gia đình đã Tu vong do ăn phải nấm độc...
  • Mới đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 5 trường hợp ngộ độc của một gia đình tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhập viện.
  • Vừa qua, 19 người tại bản Si Cha Chải, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã phải nhập viện do ngộ độc nấm Ma
  • Ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề,
  • Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
  • Với bệnh nhân bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách gây nôn, cho uống than hoạt và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế.
  • Gần 90% số người ch*t do nhiễm độc, trong đó 50% các ca ngộ độc là do ăn thực vật, nấm độc.
  • Khi bị ngộ độc nấm thì cần đưa người bị ngộ độc và người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY