Khoa học hôm nay

Mực không gian, sinh vật giúp phi hành gia khỏe mạnh hơn?

Nghiên cứu mới về loài mực mở ra hi vọng tìm được cách giúp các phi hành gia đối phó với những vấn đề về sức khỏe trong không gian.

Trên trạm vụ trụ quốc tế iss, các phi hành gia thường xuyên thực hiện các thí nghiệm khoa học. họ sẽ giám sát những thí nghiệm và báo cáo lại kết quả cho các nhà nghiên cứu trên trái đất. những nghiên cứu này sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về cuộc sống trong môi trường không trọng lực và tìm ra các phương pháp khắc phục những mặt còn hạn chế để hướng tới các sứ mệnh xa hơn trong tương lai.

Mới đây, hàng trăm con mực con đã được đưa vào không gian để các nhà khoa học nghiên cứu xem chúng bị ảnh hưởng thế nào trong hành trình của mình.

Trong một sứ mệnh tiếp tế cho trạm vũ trụ quốc tế iss, khoảng 128 con mực đuôi dài hawaii đã được đưa lên quỹ đạo vào đầu tháng này.

Các nhà khoa học cho biết việc hiểu cách loài mực phản ứng trong cuộc hành trình vào vũ trụ có thể giải quyết những vấn đề sức khỏe mà phi hành gia phải đối mặt.

Jamie foster, nhà nghiên cứu cho biết: "khi thời gian ở trong không gian của phi hành gia ngày càng nhiều, hệ thống miễn dịch của họ không hoạt động tốt, không nhận ra vi khuẩn một cách dễ dàng. điều đó khiến họ thỉnh thoảng bị bệnh. hệ thống miễn dịch đôi khi không hoạt động bình thường sau khi các phi hành gia trải qua những chuyến bay trong thời gian dài. hướng tới sứ mệnh đưa con người lên mặt trăng hay sao hỏa, chúng tôi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe để đưa họ đến nơi an toàn".

Mực có mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn tự nhiên, giúp điều chỉnh sự phát quang sinh học của chúng. giáo sư margaret mcfall-ngai của đại học hawaii cho biết khi các phi hành gia ở trong môi trường không trọng lực mối quan hệ giữa cơ thể họ với vi sinh vật thay đổi. bằng việc đưa mực lên trạm vũ trụ để nghiên cứu giúp tìm hiểu sâu về những gì đang xảy ra.

Loài mực được lựa chọn lai tạo trong phòng thí nghiệm biển kewalo sống ở vùng biển hawaii, phát triển chiều dài khoảng 7 cm, chỉ sống khoảng hai đến ba tháng trong tự nhiên. sau khi lên trạm vũ trụ, các nhà khoa học sẽ đóng băng mực để đưa trở về trái đất vào tháng 7.

Ngoài mực, các nhà khoa học đưa thêm 5.000 con gấu nước vào vũ trụ. các nhà khoa học muốn xem loài sinh vật có thể sống sót trong các điều kiện khắc nghiệt, có thể chịu đựng môi trường trong không gian như thế nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/muc-khong-gian-sinh-vat-giup-phi-hanh-gia-khoe-manh-hon-288235.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY