Tam Quốc là thời đại mà đàn ông "độc chiếm" vũ đài chính trị cũng như văn hóa. Trong hơn 70 năm của giai đoạn này, vô số nhân vật nam đã trở nên nổi tiếng và đi vào chính sử cũng như dã sử.
đặc biệt, điêu thuyền - nhân vật mà đến nay sự tồn tại thực tế vẫn bị nghi ngờ - được văn hóa dân gian trung quốc xếp vào "tứ đại mỹ nhân" trong lịch sử quốc gia này, bên cạnh tây thi, vương chiêu quân và dương ngọc hoàn.
Tuy nhiên, cho dù điêu thuyền là một mỹ nhân có thực và có sắc đẹp như "trầm ngư lạc nhạn", thì nàng vẫn chưa đủ tầm để xứng danh là "tam quốc đệ nhất mỹ nhân".
Trên thực tế, bên cạnh điêu thuyền và đại - tiểu kiều, thời đại tam quốc còn một mỹ nhân danh tiếng khác.
Chân Lạc (183-221), tên khác là Chân Mật, còn gọi là Chân Phu nhân, thụy hiệu là Văn Chiêu hoàng hậu, là phi tần của Nguỵ Văn đế Tào Phi, hoàng đế đầu tiên nhà Tào Ngụy. Bà là mẹ của Ngụy Minh đế Tào Tuấn – vua thứ 2 của triều đại này.
Đương thời khi còn sống, bà chưa từng được phong làm hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Danh hiệu Văn Chiêu hoàng hậu là do Tào Tuấn truy tôn bà khi làm hoàng đế.
Vẻ đẹp "sắc nước hương trời" của Chân Lạc được nhà thơ Tào Thực (192-232) ca ngợi hết lời trong tuyệt phẩm "Lạc Thần Phú".
Trong vị thế phe thắng trận, tào tháo vốn đã chú ý tới sắc đẹp của "lạc thần" chân lạc. trước khi tiêu diệt viên gia, tào đã toan tính hòng bắt mỹ nhân về tay mình. tiếc rằng, con trai ông là tào phi cũng mê mẩn trước chân thị.
Sau khi công hạ Nghiệp Thành, Tào Phi lập tức đưa 1000 binh mã xông vào Viên phủ cướp bóc. Lần đầu gặp nàng Chân Lạc tại đây, Tào Phi đã "hồn xiêu phách lạc". Năm đó, Tào Phi mới 17 tuổi, ông ra sức cầu xin cha được... lấy Chân Lạc làm vợ.
Cuộc hôn nhân của Chân Lạc với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Chân Hoàng hậu sinh cho Phi một con trai và một con gái. Con trai bà chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ mà "kẻ diệt Ngụy" Tư Mã Ý rất e sợ và khâm phục.
Tuy nhiên, Chân Thị vốn lớn hơn Ngụy Văn Đế tới 5 tuổi, nhan sắc không tránh khỏi suy giảm theo thời gian. Dần dần, Tào Phi chán ghét hoàng hậu và chuyển sang sủng ái các phi tần trẻ tuổi hơn.
Chân Lạc vốn là người khảng khái, bà bất mãn với thái độ của Tào Phi và nhiều lần lên tiếng chất vấn, thậm chí làm thơ để phản đối nhà vua.
Hành động của Chân Hoàng hậu khiến Tào Phi nổi giận, cuối cùng quyết định ban cho một chén rượu độc. Chân Lạc qua đời bị Tào Phi ra lệnh lấy tóc che kín mặt mũi, mục đích để bà "xuống Âm phủ cũng không có mặt mũi gặp ai".
Mãi tới khi tào phi qua đời, tào duệ lên ngôi thì chân lạc mới được truy phong làm văn chiêu hoàng hậu. "lạc thần phú" mà tào thực viết về mỹ nhân này cũng trở thành tác phẩm nổi tiếng trung quốc suốt hàng nghìn năm.
Chủ đề liên quan:
Điêu Thuyền Hoàng hậu Chân Lạc mỹ nhân mỹ nhân thời Tam Quốc Tam Quốc thời Tam Quốc tứ đại mỹ nhân