Dinh dưỡng hôm nay

Nấm - vừa bổ dưỡng vừa chữa được nhiều bệnh

Không chỉ dùng để chế biến món ăn, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...

Nấm cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cả thịt động vật mà vẫn đảm bảo cho khẩu phần ăn lành mạnh. Ngoài nguồn dinh dưỡng dồi dào nấm còn là loại thực phẩm đa dạng và hợp túi tiền của mọi tầng lớp nên rất được ưa chuộng.

Nấm cung cấp chất béo, cholesterol có lợi, gluten, chất xơ và khi ăn nấm, bạn nạp rất ít lượng calo và natri cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm là một nguồn tuyệt vời cho vitamin nhóm B, các enzyme quan trọngprotein, các chất hữu cơ và khoáng chất như đồng, kẽm, kalivà hầu như là nguồn duy nhất cho vitamin D tự nhiên. Nấm là một trong những nguồn tốt nhất cung cấp khoáng chất selen, cũng như ergothioneine, là chất chống oxy hóa mạnh.

Theo đó, nấm giúp bảo vệ bạn bởi vì nó có tính kháng khuẩn mạnh và chống lại virus. Nhiều loại thuốc kháng sinh truyền thống được bào chế từ nấm. Một số loại nấm có tác dụng bổ dưỡng, củng cố hệ thống miễn dịch và cải thiện một số bệnh ung thư.

Trong nấm chứa beta-glucans và acid linoleic, cả 2 đều có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư như: Ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Estrogen dư thừa trong cơ thể sẽ bị ức chế bởi acid linoleic và beta-glucans, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.

Ngoài ra, trong nấm giàu calci, dưỡng chất rất cần thiết cho sự hình thành và tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp. Bổ sung các thực phẩm giàu calci như nấm vào trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ loãng xương, đau khớp và ngăn ngừa suy giảm mật độ xương.

Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh. Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.

Đặc biệt, nấm là thực phẩm hoàn toàn không có cholesterol và có hàm lượng carbohydrate thấp. Chất xơ trong nấm có thể làm giảm mức cholesterol trong máu. Hàm lượng protein cao giúp đốt cháy cholesterol hiệu quả hơn. Điều này có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch khác nhau như đau tim và đột quỵ.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.

Nếu như đang mắc bệnh đái tháo đường thì bạn càng nên bổ sung nấm vào chế độ ăn uống của mình. Nấm không có chất béo, không có cholesterol và hàm lượng carbohydrates rất thấp. Ngoài ra, nó có hàm lượng protein, vitamin, chất xơ... cao, giúp tăng cường chức năng gan và tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin.

Có khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đường máu như ngân nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi... Cơ chế làm giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo là kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.

Nấm chứa polysaccharides và beta-glucans, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, nấm cũng giàu vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C. Tất cả đều rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn.

Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào. Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Nấm đầu khỉ có khả năng lợi tạng phủ, trợ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng. Nấm bình có tác dụng ích khí sát trùng, phòng chống viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật. Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine, có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.

Theo số liệu từ nghiên cứu mới của Trường Y Yong Loo Lin, NUS cho thấy, ăn ít nhất 300g nấm nấu chín mỗi tuần giúp giảm tới 50% nguy cơ sa sút của bộ não. Các nhà nghiên cứu từ Khoa Tâm lý Y học và Khoa Hóa sinh, Đại học quốc gia Singapore cũng tuyên bố rằng việc ăn nấm sẽ ngăn ngừa suy giảm nhận thức nhẹ (MCI).

Những người bị MCI thường có mức ergothioneine thấp. Nấm có chứa chất chống oxy hóa hiếm này và cũng có chức năng như một chất chống viêm. Cơ thể con người không thể tổng hợp được axít amin này mà chỉ có thể nhận được từ thực phẩm, chẳng hạn như nấm.

Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nam--vua-bo-duong-vua-chua-duoc-nhieu-benh-27329/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY