Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nắng nóng đầu mùa, coi chừng kiệt sức, ngất xỉu, đột quỵ do nhiệt: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(Tổ Quốc) - BSCKII Nguyễn Viết Hậu cho biết, nắng nóng có thể là nguy cơ dẫn tới các hiện tượng sốc nhiệt, đột quỵ, phù nhiệt.

Theo BSCKII. Nguyễn Viết Hậu, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là nhờ có hệ thống điều hòa thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi thị hoạt động cùng với các bộ phận khác (da, các tuyến mồ hôi và các mạch máu) làm nóng và làm lạnh cơ thể.

Hệ thống điều hoà thân nhiệt này có chức năng giúp cơ thể thích nghi được với bất kỳ nhiệt độ nào. Nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động gây ra rắc rối cho cơ thể.

"Cảm nắng" là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra.

Ngất xỉu do nhiệt

Bác sĩ Hậu cho biết, triệu chứng này thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự... từ đó gây ra tình trạng mất muối và nước.

Việc mất muối và nước quá nhiều, nếu không bổ sung kịp thời sẽ làm cho khối lượng nước trong lòng mạch máu sụt giảm, tụt huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu đi lên não gây ngất xỉu. Các triệu chứng khác như: trí tuệ lẫn lộn, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy...

Nắng nóng đầu mùa, coi chừng kiệt sức, ngất xỉu, đột quỵ do nhiệt: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu - Ảnh 1.

Phát hiện yếu tố khiến người châu Á dễ ch*t vì 2 dạng ung thư

Bệnh nhân 162 mắc Covid-19 nặng được công bố khỏi bệnh sau 7 lần xét nghiệm âm tính

Đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân phi công mắc Covid-19 tiên lượng nặng

Đồng thời gọi điện thoại cho bộ phận cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Về triệu chứng, điều khác biệt dễ nhận thấy giữa đột quỵ do nắng nóng và kiệt sức do nắng nóng là:

Đột quỵ do nhiệt làm cho hệ thống điều hòa thân nhiệt bị hư hại khiến cho bạn không thể tiếp tục tiết mồ hôi nên da bạn bị nóng và khô. Còn kiệt sức do nhiệt, bạn vẫn tiết được mồ hôi với khối lượng lớn nên da bạn lạnh và ẩm ướt.

Để phòng phòng ngừa các tình trạng do thời tiết nắng nóng hay thời điểm lúc giao mùa gây ra, bác sĩ Hậu khuyến cáo, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có các biện pháp sau đây:

- Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10h00 đến 16h00.

- Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước có muối khoáng như: các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường...

Có bệnh nhân mới 19 tuổi đã đột quỵ: BS khuyến cáo quy tắc 4 chữ để tránh bệnh ch*t người

Bảo Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nang-nong-dau-mua-coi-chung-kiet-suc-ngat-xiu-dot-quy-do-nhiet-bac-si-chi-cach-so-cuu-820208514821654.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY