Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Nắng nóng thế này bé dễ chán cơm chán cháo, mẹ ghim ngay 4 công thức nấu súp ngon bất bại đổi món cho con

Những món súp ngon “nhức nách” này lại chế biến vô cùng dễ dàng đấy các mẹ ạ!

Những ngày hè nắng nóng này, nhiều mẹ phải đau đầu tìm thực đơn đổi món cho con. Nếu bữa phụ mẹ dễ dàng chọn được các món như: Sữa chua, smoothie, pudding,... thì bữa chính lại có vẻ khó hơn. Nếu đang gặp khó khăn trong vấn đề này thì một gợi ý tuyệt vời cho các mẹ chính là món súp. Đây là món ăn dễ nấu, dễ kết hợp các nguyên liệu mà lại cực giàu dinh dưỡng. Súp còn là món đổi vị cho các bé lười ăn, chán cháo, chán cơm.

Mẹ bỉm sữa bảo trân (hiện đang sống ở tp.hcm) có con nhỏ đang ở độ tuổi ăn dặm nên thường xuyên vào bếp nấu món súp trong bữa ăn cho bé. bảo trân cho hay, bé bo (10 tháng tuổi) đã được thưởng thức các món súp từ lúc 7 tháng tuổi.

"đây cũng là thời điểm bé bắt đầu ăn được các món súp thịt, cá. bé tập ăn dặm lúc 6 tháng tuổi chỉ nên ăn súp rau củ, sau 8 tháng bé có thể ăn được súp hải sản.

Ăn nhiều cháo bé sẽ ngán, cũng giống như người lớn thôi. Khi mình đổi món thì Bo sẽ thích hơn, ăn ngon hơn, ăn nhanh nữa. Khi bé mới ăn dặm, mình cho Bo ăn nửa bát súp và thời điểm hiện tại thì tăng lên thành 1 bát", Bảo Trân cho hay.

Dưới đây là công thức mẹ Bảo Trân mách chị em nấu một số món súp cho bé. Mẹ bỉm cùng tham khảo nhé!

1. Súp cua rau củ

Nguyên liệu: Cua biển, khoai lang, khoai tây, cà rốt, mướp hương.

Cách làm:

- Luộc cua biển với các loại rau trên sau khi đã cắt nhỏ với lượng nước vừa phải. Lưu ý, mướp cho vào sau cùng.

- Các loại củ và mướp chín mềm thì vớt ra để nguội chờ cua chín.

- Vớt cua và bóc thịt cua ra để riêng vào 1 bát.

- Xay hỗn hợp rau củ cùng với 1 ít nước luộc cua và rau củ.

- Cuối cùng, đổ hỗn hợp rau củ ra bát và đổ thịt cua lên giữa bát rồi trang trí theo ý thích (hành lá, ngò, tiêu,... ).

2. Súp tôm rau củ phô mai

Nguyên liệu: Tôm, khoai lang, khoai tây, mướp hương, măng tây, phô mai

Cách làm:

- Tôm bóc vỏ, lột phần đầu tôm và cắt phần đuôi giữ lại, bỏ chỉ trên lưng và dưới bụng rồi rửa sạch.

- Khoai lang, khoai tây, mướp, măng tây gọt vỏ, cắt nhỏ rửa sạch.

- Luộc tôm và cả đầu tôm, đuôi tôm chung với rau củ, mướp cho vào sau cùng.

- Tắt bếp băm nhuyễn tôm để vào 1 bát riêng. Xay nhuyễn các loại rau củ rồi đổ ra bát.

- Cuối cùng, đổ thịt tôm băm, phô mai lên giữa chén và trang trí đầu tôm với đuôi tôm.

3. Súp cá hồi phô mai rau củ

Nguyên liệu: Cá hồi, khoai tây, khoai lang, cà rốt, mướp hương.

Cách làm:

- Cá hồi rửa sạch bằng rượu, muối. Khoai lang, khoai tây, cà rốt, mướp cắt nhỏ rửa sạch.

- Luộc chung cá hồi và các loại rau củ, mướp cho vào sau cùng.

- Vớt cá để nguội rồi xay nhuyễn. Tắt bếp rồi xay nguyễn các loại rau củ rồi đổ ra bát.

- Cuối cùng, đổ thịt cá hồi, rau củ ra bát, đặt phô mai lên giữa.

4. Súp lươn đậu hà lan

Nguyên liệu: Lươn, đậu hà lan

Cách làm:

- Lươn rửa sạch bằng nước nóng, muối. Đậu hà lan tách hạt.

- Tiếp theo, luộc chung lươn và đậu hà lan.

- Vớt lươn, đậu hà lan để nguội rồi xay nhuyễn.

- Cuối cùng, đổ thịt lươn và đậu hà lan vào bát.

Lưu ý: Bé dưới 1 không nên gia vị, trên 1 tuổi nêm ít.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nang-nong-the-nay-be-de-chan-com-chan-chao-me-ghim-ngay-4-cong-thuc-nau-sup-ngon-bat-bai-doi-mon-cho-con-20210622151142202.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Bé mới ăn dặm cần những món đơn giản, không làm bé bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, hãy thử những thực phẩm lý tưởng cho tuần đầu ăn dặm dưới đây.
  • Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu rất băn khoăn và lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Ăn thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách?...
  • Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.
  • Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY