Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn

Thanh Tính từng đến Huế trước đây, nhưng lần này chàng trai Sài Gòn muốn quay lại Huế thêm lần nữa. Với Tính, Huế vẫn dịu dàng, trầm mặc.

Kinh thành Huế là điểm check-in không thể thiếu của du khách khi đến với vùng đất cố đô. Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nét dịu dàng, thanh lịch, thơ mộng và trầm mặc của một kinh thành xưa vẫn làm say đắm lòng người theo một cách rất riêng, rất nhẹ nhàng như dòng sông Hương lững lờ trôi. Đến Huế, tôi chọn nơi đây làm điểm dừng chân đầu tiên.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 1.

chùa thiên mụ hay còn gọi là chùa linh mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi hà khê, tả ngạn sông hương, cách trung tâm thành phố huế (việt nam) khoảng 5 km về phía tây. chùa chính thức khởi lập năm tân sửu (1601), đời chúa tiên nguyễn hoàng - vị chúa nguyễn đầu tiên ở đàng trong . sau khi tham quan kinh thành, tôi dạo một vòng ở đây.

Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu truyền một lời nguyền tình yêu. Bởi vậy đối với những ai chưa ghé thăm thì ngôi chùa thực chất là một ẩn số rất đáng để khám phá, tìm hiểu.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 2.

có lẽ chốn bình yên nhất trong lòng huế là làng nghề làm hương thuỷ xuân, cách trung tâm thành phố huế khoảng 7km về phía tây nam. làng nghề trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử cố đô và tạo ra một nét văn hoá đậm đặc trưng. thuỷ xuân nổi tiếng về những bó hương thơm phức phục vụ các dịp lễ tết... cho cả thành phố huế và nhiều tỉnh lân cận khác.

Điều đáng trân trọng nhất có lẽ là những con người ở đây vẫn giữ gìn được một làng nghề truyền thống cho dân tộc. Khi đặt chân đến đây, hiện ra trước mắt tôi là rất nhiều bó nhan đủ màu. Những năm gần đây, rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và check-in. Có lẽ mùi hương đậm chất phương Đông đã làm người ta cảm nhận được một nét hồn quê mộc mạc, dân dã, nhưng đầy tự hào khi đến đây.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 3.

Cách làng nghề Thủy Xuân tầm 2km là ngôi chùa Thiền Lâm tọa lạc trên đồi Quảng Tế. Người dân Huế gọi là Chùa Phật đứng – Phật nằm, tọa lạc trên đồi Quảng Tế, thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do ngài Hộ Nhẫn lập ra năm 1960.

Không giống như những ngôi chùa Phật giáo Bắc Tông với cổng tam quan dẫn vào vườn thiền, chùa Thiền Lâm lại có cổng vào mang phong cách Phật giáo Nam tông nhẹ nhàng, với những chi tiết ấn tượng, cùng với màu vàng chủ đạo, màu sắc tâm linh của chùa. Hai bên là những hàng thông xanh làm dịu mát không gian trong buổi trưa nắng gắt.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 4.

đến chùa thiền lâm bạn sẽ bị thu hút bởi ngôi bảo tháp trắng đỉnh vàng cao khoảng 15m, có dạng hình chuông úp, đỉnh nhọn, được sáng tạo từ mẫu tháp stupa ở thái lan và myanmar. bảo tháp có hai phần tầng dưới là chánh điện, tầng trên là tôn trí xá lợi phật thích ca và chư thánh tăng.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 5.

Chất thiền vẫn thể hiện rõ trong các công trình kiến trúc, không gian của ngôi chùa. Có thể nói chùa Thiền Lâm Huế là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông rất khác biệt so với những ngôi chùa ở Huế.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 6.

tôi ghé lại sông hương bên cầu trường tiền ngồi nghe những giai điệu cung đình huế. tôi không phải là một người con xứ huế, nhưng vùng đất này khiến tôi thân thuộc cứ ngỡ như là nhà của mình.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 7.

Điểm dừng chân cuối cùng là Bia Quốc Học, trước năm 1965 còn được gọi là Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Huế, toạ lạc sát bờ nam sông Hương, trước mặt trường Quốc Học. Công trình này được xây vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã bỏ mạng vì sự nghiệp giúp nước Pháp đánh Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Đường nét kiến trúc sắc sảo có chút đượm buồn vì ảnh hưởng nhiều yếu tố lịch sử và văn hóa làm tôi xao xuyến mãi trước khi chia tay. Có lẽ tôi sẽ quay lại Huế thêm nhiều lần nữa dù một mình hay đi cùng bạn.

Ngắm nhìn Huế thương trầm mặc và cổ kính qua lăng kính của chàng trai Sài Gòn - Ảnh 8.

Thanh Tính

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/ngam-nhin-hue-thuong-tram-mac-va-co-kinh-qua-lang-kinh-cua-chang-trai-sai-gon-20210122173236805.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY