Khoa học hôm nay

Ngăn cơn sóng bạo lực học đường

MangYTe - Học sinh thời nay thật sự 'khủng hoảng' bởi vô số áp lực từ gia đình, học hành, giới tính, tình cảm rồi những mối nguy từ căn bệnh nghiện game online, nghiện mạng xã hội...

Trước giờ học buổi chiều 14-4, nam sinh lớp 7 Trường THCS Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) bị một "đàn anh" lớp 8 cùng trường dùng dao đâm nguy kịch.

Bạo lực học đường đã và đang là vấn nạn nhức nhối. là một giáo viên cũng là một người mẹ có con trẻ đến trường, tôi mong sao bộ gd-đt quan tâm hơn đến vấn nạn bạo lực học đường với những giải pháp sau:

Thứ nhất, hãy chú trọng xây dựng môi trường giáo dục trong lành và thân thiện. muốn thế, cần bớt áp lực về thi cử, điểm số, thành tích và chú trọng hơn vào các hoạt động hướng đến sự trải nghiệm giá trị sống tích cực, giáo dục kỹ năng sống thiết thực và hữu ích. để học sinh cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm từ chính những giáo viên và những người bạn ở trường học.

Thứ hai, vai trò của môn giáo dục công dân và đạo đức trong trường phổ thông cần được nhận thức đúng mức để điều chuyển cách tiếp cận lý thuyết, ứng dụng vào tình huống thực tế. Cần tạo cơ hội cho học sinh thể nghiệm tình huống và đúc kết bài học nhận thức, thái độ, hành động. Chỉ khi nào trường học nêu cao tinh thần tương thân tương ái, học sinh đoàn kết và yêu thương, thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia thật sự thì mầm mống bạo lực mới thật sự không có cơ hội len lỏi.

Thứ ba, công tác tư vấn tâm lý học đường đang để lại nhiều khoảng trống khó lấp đầy. những vướng mắc về cơ chế khiến nhiều trường học xây dựng phòng tư vấn tâm lý theo kiểu hình thức đối phó. giáo viên đứng tên phụ trách tư vấn tâm lý hoàn toàn không có chuyên môn, bằng cấp, chỉ có thể mày mò gỡ rối theo kinh nghiệm cá nhân.

Trong khi đó, học sinh thời nay thật sự "khủng hoảng" bởi vô số áp lực từ gia đình, học hành, giới tính, tình cảm rồi những mối nguy từ căn bệnh nghiện game online, nghiện mạng xã hội... bọn trẻ cần hơn bao giờ hết một chỗ dựa tin cậy, am hiểu và có thể giúp các em tháo gỡ dần những vướng mắc, xoa dịu những bất ổn tâm lý và định hướng con đường đi đúng đắn. phòng tư vấn tâm lý học đường ở nhiều nơi đang đóng cửa im ỉm hoặc hoạt động cầm chừng và trẻ không có nơi giải tỏa tâm lý.

Chúng tôi mong lắm thay những chuyển biến tích cực về công tác tư vấn tâm lý học đường trong chính trường học cộng hưởng với những giải pháp quyết liệt khác từ gia đình và xã hội để có thể ngăn "cơn sóng" bạo lực đang trỗi dậy mạnh mẽ ở lứa tuổi học trò.

THANH NGUYỄN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/ngan-con-song-bao-luc-hoc-duong-20210417101627363.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mở đầu phần thảo luận chiều 2/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở một số địa phương như tại Hưng Yên, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng phải được xử lý nghiêm để làm gương, giữ kỷ cương phép nước.
  • Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa vừa có những chia sẻ về tình trạng bạo lực học đường xảy ra trong thời gian vừa qua. Theo bà, một trong những nguyên nhân là gia đình, nhà trường và xã hội “phòng ngừa” bạo lực học đường chưa đúng, nhiều trường hợp xử lý còn nương nhẹ. Đó là khi tình thương chưa đặt đúng chỗ.
  • Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, Thủ tướng chỉ ra nhiều vấn đề về xã hội phải quan tâm như nhiều vụ cháy nổ, T*i n*n giao thông, phát sinh một số vấn đề xã hội, an ninh trật tự, môi trường ở một số địa phương, trong đó có vấn đề mê tín dị đoan ở Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), vụ học sinh lớp 9 đánh đập bạn dã man ở Hưng Yên…
  • Theo thông tin cập nhật, trong sáng nay (31/3), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GDĐT cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên trực tiếp làm việc với trường THCS Phù Ủng về việc nữ sinh bị đánh hội đồng phải nhập BV Tâm thần kinh Hưng Yên.
  • Nhắc đến bạo lực, người ta thường hình dung ra những cảnh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” nhưng giờ đây còn xuất hiện thêm một hình thức “bạo lực mềm” học đường.
  • Kích động là trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức Với những hoạt động hỗn độn bằng các cử chỉ xung động, giận dữ, hung hãn. chúng xuất hiện một cách đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không thích hợp với hoàn cảnh và thường mang tính chất phá hoại, gây nguy hiểm.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY