Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngày thứ 16 không có ca mắc mới COVID-19, bệnh nhân nặng 161 sẽ được điều trị thế nào?

Sáng 2/5, Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc mới, không ghi nhận ca tái nhiễm. Đến hôm nay sang ngày thứ 16 Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Hội đồng chuyên môn tiếp tục hội chẩn điều trị những ca bệnh nặng, nguy kịch.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong ngày không có ca bệnh nào dương tính trở lại sau khi công bố khỏi bệnh, cũng không có bệnh nhân nào được công bố khỏi bệnh.

Đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện. 51 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại hiện đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 9 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương điều trị, theo dõi sức khoẻ cho 40 bệnh nhân; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, theo dõi cách ly 10 bệnh nhân và tuyến huyện là 1 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân có sức khoẻ ổn định.

Về tình trạng sức khoẻ của 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 19,91,161), Tiểu ban Điều trị cho biết, trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư hiện đều không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng.

Riêng bệnh nhân số 161, qua hội chẩn chuyên môn, các thành viên hội đồng nhấn mạnh nếu cấy virus cho kết quả âm tính thì có thể chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị phục hồi tai biến mạch máu não. Cập nhật đến chiều ngày 1/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 161 đã âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 161 (88 tuổi, quê ở Hưng Yên) được chuyển từ khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai sang khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) hôm 25/3, với chẩn đoán chảy máu não thất, phát hiện tăng huyết áp 2 tuần, chụp CT phổi có tổn thương phổi trái.

Ba ngày sau khi nhập viện, tới ngày 28/3, bệnh nhân có xu hướng tổn thương phổi tăng hơn. Tới ngày 2/4, nữ bệnh nhân này phải thở oxy, sau đó mở nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Sau đó bệnh nhân được chỉ định thở máy.

Đến nay, bệnh nhân COVID-19 nhiều tuổi nhất Việt Nam này đã trải qua khoảng 30 ngày phải thở máy, điều trị hồi sức tích cực. Ngoài bệnh nền là xuất huyết não, liệt cứng nửa người trái, bệnh nhân còn phát hiện bị tăng huyết áp.

Bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, vẫn thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO. Bệnh nhân này hiện đã tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên tiên lượng về trường hợp này còn rất nặng.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 10 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 5 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Úc: Chưa có bằng chứng dịch COVID-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Thủ tướng Úc Scott Morrison mới đây đã tuyên bố chưa có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Bảy chiến lược công nghệ Trung Quốc dùng để khống chế COVID-19

Trung Quốc tập trung áp dụng 7 chiến lược công nghệ để để phòng chống COVID-19, kể cả khi đại dịch đã giảm đà lây lan ở nước này và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Đà Lạt đông nghẹt du khách, chen chân đi chơi như chưa từng có COVID-19

Lượng khách đổ về Đà Lạt tham quan nghỉ dưỡng dịp lễ 30/4 và 1/5 đông khủng khiếp; nhiều người phớt lờ các quy định về đeo khẩu trang, giãn cách xã hội nơi cộng cộng, quán ăn, khu du lịch…

Chung cư ở Sài Gòn bị phong tỏa do bệnh nhân tái nhiễm COVID-19

Một chung cư trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TPHCM) vừa bị lực lượng chức năng phong tỏa, do liên quan đến bệnh nhân 92 tái dương tính SARS-CoV-2.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ngay-thu-16-khong-co-ca-mac-moi-covid19-benh-nhan-nang-161-se-duoc-dieu-tri-the-nao-1651454.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY