Nghiên cứu mới nhất cho thấy, nghe nhạc quá lớn bằng tai nghe không chỉ làm giảm thính lực mà còn làm thay đổi về S*nh l* học thần kinh.
Áp tai nghe (earphone và headphone) vào một hoặc cả hai lỗ tai để
nghe nhạc đã trở thành “mốt” chẳng những của các nữ sinh, sinh viên mà còn của nhiều cô gái lớn tuổi làm việc trong văn phòng. Họ
nghe nhạc ở bất cứ đâu: lúc đi bộ, đang đi xe máy, ngồi trên xe buýt, trong lớp học, ngồi làm việc tại văn phòng…
Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học Đức và Nhật đã khảo sát thói quen “sành điệu” này của các cô và cho biết điều này rất có hại đến trạng thái tình cảm cũng như sức khoẻ của các cô gái.
Cái hại trước hết là ảnh hưởng đến thính giác của các họ. Độ nhạy cảm với âm thanh và thính lực bị giảm sút nghiêm trọng và nếu nghe với âm lượng to và liên tục có thể dẫn đến điếc. Song không chỉ có vậy. Theo kết quả các nghiên cứu có hệ thống mà các chuyên gia tiến hành, thói quen đó còn làm xuất hiện những thay đổi về S*nh l* học thần kinh.
Giáo sư Hidehiko Okamoto, Viện S*nh l* học Nhật Bản cho biết tác động có hại ấy càng được tăng cường khi nền tiếng ồn của môi trường lớn nên người nghe phải điều chỉnh để tăng âm lượng cho riêng mình.
Các nhà nghiên cứu đã xác định hoạt động bộ não của 13 nữ tình nguyện viên tham gia thí nghiệm bằng các thiết bị hiện đại. Những tình nguyện viên được chia thành hai nhóm: một nhóm thường xuyên áp ống nghe vào tai để
nghe nhạc và một nhóm không nghe mà chỉ theo dõi để làm đối chứng.
Nhóm 1 nghe những âm thanh có tần số xác định với nền tiếng ồn là nhạc phát ra từ một cuộn phim nào đó. Kết quả là đa số thời gian họ không phân biệt được một cách rõ ràng nhạc nền và nhạc mình đang nghe.
Theo giáo sư Okamoto, sự rối nhiễu ấy không thể phát hiện được bằng những cách kiểm tra tiêu chuẩn. Ngoài ra, ông còn nói rằng những cô gái đã “nghiện” thói quen này và không chịu chia tay với những đồ chơi công nghệ cao rất gắn bó của mình trong cuộc sống sẽ dễ bị stress cũng như dễ bị kích động về mặt tình cảm.
Theo Bảo Châu - VietNamNet (Hot-info)