Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngọc trúc trị suy nhược cơ thể

Ngọc trúc (Polyvonaturn officinale All) thuộc họ Thiên môn (Aspragaceae) là một cây thảo...

Khi dùng chế biến dược liệu theo cách làm sau:

Dạng nguyên phiến: Thân rễ ngọc trúc đã phơi khô, thái vát thành phiến dài 3 - 5cm.

Dạng chưng: thân rễ đem ủ một ngày, đêm. Tiếp tục làm như vậy 2 - 3 lần đến khi Thu*c có màu đen, rồi thái khúc dài 2 - 3cm.

Dạng tẩm bột mật ong: Ngọc trúc nguyên phiến tẩm đều với mật ong (cứ 10kg dược liệu dùng 1 - 1,5kg mật) trong 30 phút, rồi dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng, mài thơm, sờ không dính tay là được

Dạng tẩm rượu: Thân rễ 10kg đồ 8 giờ cho mềm, thái khúc, thêm rượu 1,5kg, rồi chưng trong 4 giờ.

Trong y học cổ truyền, ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, sinh tân dịch, nhuận táo, tiêu đờm, chỉ khát, chống viêm, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa suy nhược cơ thể, sốt hầm hập, ho khan, miệng khô rát, mồ hôi trộm: ngọc trúc 16g, bạch thược, sa sâm, địa cốt bì, mạch môn, mỗi thứ 12g; ngân sài hồ 8g, trần bì 6g, bối mẫu 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa hư lao, sốt về chiều, ho nhiều: ngọc trúc 16g, đảng sâm, bạch truật, bách bộ, hoài sơn, mạch môn, mỗi thứ 12g; ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm khớp dạng thấp: Ngọc trúc, hà thủ ô, đan sâm, hoài sơn, mỗi thứ 40g; đương quy, đơn bì, bạch linh, trạch tả, mạch môn, mỗi thứ 20g; thanh bì, chỉ thực, sơn thù, mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoặc sirô làm viên 5g. Ngày uống 4 - 6g.

Chữa đau mắt đỏ: Ngọc trúc 12g; cúc hoa, huyền sâm, thảo quyết minh (sao), sinh địa, mỗi thứ 10g; bạc hà 2g. Sắc lấy nước uống và xông hơi.

Chú ý: Người âm thịnh, dương hư, thấp đờm, có ứ trệ không được dùng ngọc trúc.

DS. Phạm Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngoc-truc-tri-suy-nhuoc-co-the-n169470.html)
Từ khóa: Ngọc trúc

Tin cùng nội dung

  • Theo quan niệm y học cổ truyền thịt thỏ còn có tên thỏ nhục, vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê,
  • Suy nhược cơ thể do tỳ hư hay gặp ở người lao lực; người bị rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, sau khi ốm nặng...
  • Cá cháy (họ cá trích) có nhiều ở vùng biển và cửa sông nước ta. Cá cháy ngon và rẻ, rất hợp túi tiền của các bà nội trợ.
  • Suy nhược cơ thể thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh...
  • Ngọc trúc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc. Vì lá giống lá trúc, thân rễ bóng nhẵn trong như ngọc, do đó có tên.
  • Suy nhược cơ thể do phế khí hư hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang…
  • Thục địa dùng cho các trường hợp âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY