Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xương của khoảng 2.000 con ngựa có niên đại từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ 17 tìm thấy tại các lâu đài, nghĩa trang ngựa thời trung cổ và các địa điểm khảo cổ khác ở anh, cũng như tìm hiểu các ghi chép lịch sử và những câu chuyện hư cấu về tinh thần hiệp sĩ.
“hóa ra mọi thứ không hoàn toàn như những những ghi chép thường miêu tả," giáo sư alan outram thuộc khoa khảo cổ của đại học exeter cho biết. “trong văn hóa đại chúng, ngựa chiến thường được miêu tả với kích thước to lớn, nhưng thực tế hầu hết những con ngựa thời trung cổ đều nhỏ một cách đáng ngạc nhiên, không đạt kích thước như được miêu tả trong phim hoặc thậm chí trong các cuộc triển lãm về thời trung cổ."
Outram cho biết phần lớn ngựa thời Trung cổ, bao gồm cả những con được cho là đã được sử dụng trong chiến tranh, đều cao chưa đến 1,5 mét, chiều cao tối đa của một con ngựa lùn hiện đại.
Trang bản thảo mô tả những con ngựa chiến to lớn trong các cuộc thập tự chinh, bằng tiếng pháp cổ.
Bộ xương của một trong những con ngựa lớn nhất sống ở thời Norman (từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13), được nhóm nghiên cứu phát hiện trong khuôn viên lâu đài Trowbridge ở Wiltshire, nhưng nó chỉ cao khoảng 1,6 mét - kích thước của một con ngựa nhỏ dùng để cưỡi ngày nay.
Và việc ngựa có kích thước nhỏ không có nghĩa là những người chăn nuôi thời trung cổ không làm tốt công việc của họ. nhóm nghiên cứu cho biết: vào thế kỷ 13 và 14, có thể hoàng gia còn chi nhiều tiền hơn cho ngựa so với binh lính. ngựa có kích thước nhỏ chỉ vì quân đội cần những con ngựa nhỏ, phù hợp với các nhiệm vụ như truy lùng kẻ thù đang rút lui, thực hiện các cuộc tấn công tầm xa và vận chuyển thiết bị, theo outram.
Tuy nhiên nhóm cũng lưu ý không phải tất cả ngựa chiến thời trung cổ đều chỉ đạt đến kích thước này, và có thể đã có một số con ngựa chiến đặc biệt to lớn.
Nhóm nghiên cứu khảo sát các mẫu xương ngựa còn sót lại đến ngày nay.
Vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu về ngựa thời trung cổ, vì số xương ngựa tìm thấy trên các chiến trường cổ xưa rất ít, vì vậy rất khó phân biệt đâu là ngựa chiến và đâu là ngựa trang trại bình thường. hơn nữa, hầu hết các con ngựa chiến tử trận đều được đưa đến bãi giết mổ thay vì được chôn cất có tổ chức.
Tới đây, nhóm sẽ phân tích xương ngựa được phát hiện tại một địa điểm ở Westminster, nghiên cứu thêm về áo giáp cho ngựa và kiểm tra DNA của xương để tìm hiểu thêm về một trong những sinh vật mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử.
Theo Xuân Thu/Khoa học & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/ngua-chien-thoi-trung-co-co-kich-thuoc-chi-bang-ngua-lun-hien-dai/20220112120910148p1c879.htmTheo Xuân Thu/Khoa học & Phát triển