Người bệnh mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, khối u ác tính phát triển từ từ và bộc phát khiến người bệnh hoang mang và lo lắng. Mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư vòm họng
Cũng giống như đa số căn bệnh ung thư, ung thư vòm họng cũng có thời gian ủ bệnh lâu, sau đó mới xuất hiện với các biểu hiện rõ rệt. Ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khối u bắt đầu hình thành, các tế bào ung thư phát triển và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Do kích thước khối u rất nhỏ nên người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ ở vùng họng.
Giai đoạn 2: Số lượng tế bào ung thư tăng nhanh khiến khối u tăng trưởng kích thước lên tới 5cm. Khối u lộ rõ trong họng hoặc dây thanh quản. Người bệnh bắt đầu gặp các triệu chứng cơ bản như đau rát liên tục, xuất hiện đờm trong cổ họng,…
Tại hai giai đoạn trên, nếu chưa xuất hiện hạch thì tỷ lệ điều trị khỏi rất cao. Người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường khỏe mạnh nếu duy trì chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Giai đoạn đầu khi mắc ung thư vòm họng có thể điều trị khỏi, kéo dài sự sống của người bệnh
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu lan rộng sang các khu vực xung quanh làm kích thước khối khu tăng lên. Khối u chèn ép vào hạch bạch huyết khiến vùng cổ nổi hạch bất thường kèm theo triệu chứng sưng đau. Lúc này người bệnh bắt buộc phải điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị.
Giai đoạn 4: Người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu khi bệnh ở giai đoạn 4 có lẽ là thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất. Giai đoạn này cũng chính là ung thư giai đoạn cuối và có khả năng di căn tới các bộ phận khác.
Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng cũng như các căn bệnh ung thư ác tính rất nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn ủ bệnh hoặc mới phát triển thì tỷ lệ điều trị thành công rất cao. Hầu như sẽ không có rủi ro gì trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh sau khi làm hết quy trình chữa bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chăm sóc sức khỏe.
Ung thư vòm họng chỉ nguy hiểm khi được phát hiện quá muộn, khi các khối u phình to đã chèn lên các hạch bạch huyết. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau vòm họng kéo dài, xuất hiện đờm đặc kèm theo máu khi ho khạc,… Bệnh hoàn toàn có khả năng di căn sang các bộ phận khác như dây thanh quản, phổi, mũi,… Xấu nhất là cướp đi tính mạng của người bệnh chỉ trong một thời gian ngắn.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Vậy bệnh nhân mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu? Như đã nêu, nếu phát hiện bệnh khi ở giai đoạn đầu sẽ có thể điều trị khỏi hoàn toàn và người bệnh sẽ tiếp tục cuộc sống bình thường. Tuân thủ các nguyên tắc về sức khỏe để ngăn ngừa các tế bào ung thư xuất hiện và phát triển trở lại.
Bệnh ung thư vòm họng sẽ trở thành căn bệnh Gi*t người nếu chuyển sang giai đoạn cuối
Tuy nhiên những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là 0%. Buộc người bệnh phải tiến hành các đợt hóa trị - xạ trị tốn kém. Thường kết quả mang lại chỉ có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống lên tới 5 năm, không trừ một vài trường hợp kéo dài thời gian lên tới 10 năm.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư vòm họng. Nhưng để chống lại bệnh tật, mỗi người phải ý thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe của mình. Đặc biệt trong giai đoạn đầu biểu hiện của bệnh khá giống với các bệnh hô hấp thông thường. Do đó người bệnh nên tiến hành khám cụ thể để chắc chắn rằng mình không mắc bệnh ung thư vòm họng.
Theo Bệnh viện K
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-benh-mac-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-n385387.html)