Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người chuộng nhóm thực phẩm này thì dù ở độ tuổi nào, đường huyết cao hay thấp cũng sẽ dễ bị tiểu đường

Nếu thực phẩm có nguồn gốc carb tinh chế là món ăn khoái khẩu của bạn thì xin chia buồn, mỗi lần ăn xong, đường huyết của bạn sẽ tăng vọt không ngờ, bệnh tiểu đường đang tìm đến bạn.

Hầu hết các loại thực phẩm đều có thể phù hợp trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, chắc chắn có một số loại thực phẩm khó kiểm soát đường huyết hơn những loại khác. Nếu mục tiêu của bạn là ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn chắc chắn cần biết mình đang tiêu thụ bao nhiêu loại carbohydrate tinh chế, số lượng ra sao... trong thực đơn hàng ngày.

Carbohydrate tinh chế là thực phẩm làm từ bột mì trắng, có thêm đường, chất tạo ngọt. Đây thường là những thực phẩm đã qua chế biến có chất xơ, vitamin và khoáng chất bị loại bỏ trong quá trình chế biến thực phẩm.

Thực phẩm có nguồn gốc carb tinh chế, phổ biến nhất là bánh mì trắng, bánh quy giòn, bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng... thường cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng, trong khi lại có lượng calo đáng kể. Hay nói cách khác, chúng là calo rỗng.

Hãy cùng xem giới chuyên gia nhận định các loại carb tinh chế tác động kinh hoàng đến đường huyết, nên thay đổi bằng thực phẩm nào để có đường huyết ổn định hơn dưới đây:

Ăn carb tinh chế, cơ thể nhận 3 kết quả kinh hoàng

1. Ăn carb tinh chế, cơ thể thiếu cân bằng dinh dưỡng

Carb đã tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy giòn, bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng không phải là lựa chọn giúp đường huyết ổn định. Đây là những loại carb có chỉ số đường huyết cao làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng do ít protein và chất xơ. Những sản phẩm này chủ yếu là các nguồn carbohydrate được tiêu hóa nhanh chóng và sự suy giảm năng lượng cũng siêu nhanh.

2. Carb tinh chế là dạng calo rỗng không thoả mãn sự thèm ăn

Carb tinh chế thường thiếu vitamin và khoáng chất nhưng chúng cũng không có chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn như protein, chất béo lành mạnh và chất xơ, vốn là 3 nhóm thực phẩm giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu.

Nếu không có những thành phần này, bạn sẽ dễ dàng tiêu thụ quá nhiều calo và vẫn cảm thấy đói hoặc không hài lòng. Điều này đặc biệt đúng đối với những món có lượng calo rỗng có thể uống được như nước ngọt, nước ép trái cây và trà ngọt. Những lựa chọn này không thực sự làm thỏa mãn sự thèm ăn, thậm chí khiến cơ thể bạn phải tiêu thụ quá mức tổng lượng calo trong cả ngày.

3. Carb tinh chế làm lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến

Việc quản lý lượng đường trong máu rất phức tạp, nạp thực phẩm có nguồn gốc carb tinh chế thì càng thêm phức tạp hơn. Nguyên nhân bởi những loại carb này có chỉ số đường huyết cao - công cụ đo lường mức độ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng của thực phẩm.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có xu hướng chứa rất ít chất xơ, protein hoặc chất béo lành mạnh. Những chất dinh dưỡng bị thiếu này được coi là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chúng làm chậm lượng đường trong máu sau bữa ăn và kết quả là thúc đẩy mức năng lượng ổn định hơn.

Thay vì ăn carb tinh chế, bạn ăn gì?

Bạn vẫn ăn carb được bình thường nhưng nên ăn carb phức hợp. Loại carb này có nhiều chất xơ, giàu dinh dưỡng cũng như vitamin và khoáng chất. Chúng cũng giúp bạn no lâu hơn, bổ dưỡng hơn và thân thiện hơn với đường huyết của bạn.

Carb phức hợp là loại carb được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau giàu tinh bột. Thường xuyên chọn những loại thực phẩm chứa carb phức hợp, bạn chắc chắn có lượng đường huyết ổn định hơn. Thay đổi ngay thói quen ăn carb để cơ thể khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc tiểu đường bạn nhé!

Danh sách thực phẩm giúp đường huyết ổn định, người tiền tiểu đường nên dùng thường xuyên

1. Thực phẩm giàu carb: gạo lứt, lúa mạch, lúa mì thô, ngô, các loại đậu…

Những thực phẩm này chứa nguồn carb dồi dào nhưng không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn và còn giữ được nhiều chất xơ và vitamin. Khi ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn.

2. Thực phẩm giàu đạm: cá, các loại đậu, nấm, tàu hũ, trứng, sữa, các loại thịt gia cầm

Đây là những loại thực phẩm giàu chất đạm dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận và tim mạch cho người bị bệnh đái tháo đường. những người có đường huyết cao nên sử dụng thường xuyên.

3. Chất béo: dầu ô liu, đậu nành, hướng dương, các loại cá béo, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó..., quả bơ

Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Với những người có đường huyết cao, nguy cơ tiểu đường, việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.

4. Rau và trái cây: loại trừ xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng...

Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ chính trong bữa ăn hàng ngày cho mọi người, với người có đường huyết cao càng cần thiết.

Tuy nhiên, cũng có nhiều loại rau, trái cây chứa nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên cũng cần cẩn trọng, chọn loại khi ăn. Nên ăn bưởi, thanh long, dưa gang, táo... không nên ăn hoặc ăn hạn chế xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng...

https://afamily.vn/nguoi-chuong-nhom-thuc-pham-nay-thi-du-o-do-tuoi-nao-duong-huyet-cao-hay-thap-cung-se-de-bi-tieu-duong-20211220144113545.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-chuong-nhom-thuc-pham-nay-thi-du-o-do-tuoi-nao-duong-huyet-cao-hay-thap-cung-se-de-bi-tieu-duong-20211220144113545.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY