Khi chúng ta già đi, một số thói quen sinh hoạt xấu khiến các tạp chất trong máu tăng lên từng năm, máu sẽ trở nên nhớt hơn. Người có máu nhớt cũng làm cho các mạch máu từ từ hình thành mảng bám, cục máu đông. Huyết khối được coi là mối nguy hiểm trong mạch máu, dần dần "nuốt chửng" sức khỏe con người.
Nếu huyết khối không được xử lý, nó sẽ làm cho tĩnh mạch bị cứng, gây hẹp khoang mạch máu, thiếu máu cục bộ cơ quan mô thiếu oxy, do đó gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Những người có máu nhớt thường lưu lượng máu chậm, không thể chảy trở lại tim kịp thời. Việc này có thể gây tắc nghẽn tim mạch, làm xuất hiện tình trạng hoảng loạn, tức ngực và các tình huống khác.
Lưu thông máu giữa tim và phổi có sự kết nối. Nếu máu lưu thông đến tim chậm thì nó cũng ảnh hưởng đến các mạch máu trong phổi. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè... Nếu buổi sáng thức dậy thấy biểu hiện này thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Máu chảy qua toàn bộ cơ thể, nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng. Chân tay là cơ quan cuối cùng của cơ thể - nơi khó khăn nhất để cung cấp máu, nhưng cũng là nơi đầu tiên để gửi tín hiệu nếu lưu thông trong cơ thể có vấn đề.
Khi máu dính, máu lưu thông tới chân tay không thông suốt, sẽ xuất hiện dấu hiệu tay chân lạnh. Và một khi huyết khối hình thành, tích tụ ở tay, chân, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện tê, nhất là vào buổi sáng.
Buổi tối là "thời gian chữa trị" cho cơ thể để buổi sáng sau khi thức dậy sẽ có tinh thần sảng khoái. Nhưng nếu là người có máu nhớt, bạn sẽ có biểu hiện là ngáp không ngừng, thân thể mệt mỏi, có cảm giác thường xuyên buồn ngủ sau khi thức dậy dù trước đó đã ngủ đủ giấc.
Điều này là do huyết khối trong mạch máu, tốc độ lưu lượng máu giảm. Não, tim không nhận được đủ máu và chất dinh dưỡng nên bạn thường có cảm giác buồn ngủ.
Ngồi yên trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân quan trọng gây huyết khối tĩnh mạch. Khi một người ít vận động, chi dưới chịu áp lực rất lớn, máu không lưu thông, chân dễ hình thành cục máu đông và huyết khối theo lưu lượng máu di chuyển tới toàn bộ cơ thể gây nguy hiểm tính mạng.
Dữ liệu các nghiên cứu cho thấy nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng 10% mỗi giờ ngồi. Vì vậy, với những người có công việc đặc thù phải ngồi nhiều, nên cố gắng tránh ít vận động, sau mỗi 1 giờ ngồi tốt nhất là thức dậy và hoạt động trong vài phút.
Chạy tại chỗ, lắc lư chân tay cũng giúp thúc đẩy lưu lượng máu toàn thân lưu thông, đồng thời tăng cường chức năng tim và phổi, giúp kiểm soát huyết áp, giảm sự hình thành mảng xơ cứng động mạch.
Chế độ ăn uống không lành mạnh đã trở thành "trợ lý" lớn nhất của cục máu đông. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, đường, sẽ làm tăng béo phì, tích tụ mỡ máu liên tục, làm cho các mạch máu ngày càng nhiều, huyết khối nhanh hơn.
Vì vậy, không muốn huyết khối "quấn quanh thân", giữ miệng là việc thực sự phải làm nghiêm túc. Ăn nhiều thực phẩm nhẹ, bổ sung vitamin, chất xơ thô... cũng có lợi cho việc giảm cân và giảm lipid, thúc đẩy sự trao đổi chất của chất thải máu.
Dữ liệu cho thấy hút Thu*c là một yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch máu não thiếu máu cục bộ. Hút Thu*c lâu dài có thể gây ngộ độc carbon monoxide mãn tính, dẫn đến thiếu oxy mô, làm tăng sự tích tụ hồng cầu, độ nhớt toàn bộ máu sẽ tăng lên.
Chuối chứa một lượng lớn kali, có thể ngăn ngừa tăng huyết áp, chống lại sự gia tăng ion natri và làm hỏng các mạch máu. Ăn chuối đồng thời có tác dụng hạ huyết áp để bảo vệ mạch máu.
Chuối cũng chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, cũng có thể cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Hành tây là thực phẩm cần thiết cho nhiều bệnh nhân tim mạch và mạch máu não. Hành tây có chứa các thành phần có thể kích hoạt fibrin để cải thiện lưu thông động mạch, ổn định huyết áp. Hành tây cũng chứa prostaglandin A - một chất được coi là "Thu*c giãn nở" mạch máu, có thể làm tăng lưu lượng máu thận và lượng nước tiểu, thúc đẩy bài tiết natri, kali...
Các hợp chất có trong hành tây cũng có thể ngăn ngừa đông máu tiểu cầu, khơi thông các mạch máu và tăng tốc độ hòa tan cục máu đông.
Thành phần máu trong cơ thể được tạo thành từ huyết tương và tế bào máu. Huyết tương chủ yếu có 91% nước, nhưng độ ẩm cũng sẽ liên tục mất đi, lúc này máu sẽ trở nên nhớt, tế bào khô, ch*t, sự trao đổi chất của cơ thể chậm lại do đó tích tụ trong mạch máu, hình thành tạp chất làm tắc nghẽn mạch máu.
Khi cơ thể có đủ nước, máu dưới tác dụng bôi trơn của nước sẽ giảm đáng kể cơ hội hình thành cục máu đông.
Vì vậy, vào buổi sáng, sau khi tập thể dục, trước khi đi ngủ... cần bổ sung nước thích hợp để duy trì sự trao đổi chất S*nh l* bình thường, thông suốt mạch máu, thanh lọc máu.
https://afamily.vn/nguoi-co-mau-nhot-de-bi-cuc-mau-dong-neu-thay-du-1-trong-3-bieu-hien-nay-khi-ngu-day-coi-chung-tuoi-tho-bi-de-doa-20220409215349085.chnTiếp theo
Nhận diện trầm cảm - ngăn ngừa tự sát ở lứa tuổi vị thành niên: Tín hiệu kêu cứu từ trẻ mà cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm