Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Quá trình đông máu diễn ra thế nào, hậu quả gì khi cục máu đông mắc kẹt?

Tin tức về bệnh đột quỵ và một số ít người có nguy cơ đông máu sau khi chích ngừa COVID-19 khiến nhiều bạn đọc Mangyte quan tâm đến cục máu đông (huyết khối). BS.CK1 Cao Thị Lan Hương có bài chia sẻ về vấn đề này: quá trình đông máu, hậu quả khi cục máu đông mắc kẹt, cách ngăn ngừa huyết khối…

1. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương:

Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng, khi tổ chức bị tổn thương, máu sẽ đông thành cục tại vết thương và làm ngừng chảy máu. một số bệnh lý gây rối loạn quá trình đông máu, có thể hình thành các cục máu đông rải rác trong lòng mạch.

Cơ chế đông máu - cầm máu và cân bằng giữa hiện tượng đông máu - chống đông máu nhằm đảm bảo hai chức năng quan trọng là: sự lưu thông bình thường của dòng máu trong lòng mạch máu và cầm máu khi mạch máu bị tổn thương.

Các công trình nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua cho thấy đông máu là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bao gồm sự tham gia của cả các yếu tố vật lý (tính chất trơn láng chống bám dính của nội mạc lòng mạch, tổn thương thành mạch, tốc độ dòng máu, độ nhớt của máu...) và các protein huyết tương (các yếu tố đông máu, các yếu tố chống đông máu và làm tan cục máu đông, các enzym, vai trò của tiểu cầu...).

quá trình đông máu chịu ảnh hưởng của hơn 50 chất và bao gồm chuỗi các phản ứng xảy ra liên tiếp nhau, và kết quả cuối cùng là các protein hòa tan trong máu được chuyển hóa thành một dạng sợi huyết, hay còn gọi là mạng lưới cục máu đông. mạng lưới cục máu đông là một khối gel hóa bền vững giam giữ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Quá trình đông máu khởi phát thông qua 2 đường là nội sinh - huyết tương tiếp xúc với lớp dưới nội mạc (khi thành mạch bị tổn thương và làm lộ lớp dưới nội mạc) và ngoại sinh - các yếu tố tổ chức tham gia hoạt hóa trực tiếp.

Mạng lưới cục máu đông được hình thành có tác dụng ngăn cản tình trạng chảy máu, giúp cầm máu. tuy nhiên, sau đó nó co lại dưới tác động của tiểu cầu, đồng thời nó sản xuất ra huyết thanh. khác với huyết tương, huyết thanh không chứa các yếu tố làm đông máu. cục máu đông co lại giúp vết thương được lấp kín một cách chặt chẽ hơn và làm ổn định máu chảy.

Như vậy, cục máu đông trong điều kiện S*nh l* bình thường là sản phẩm cuối cùng quá trình đông máu có tác dụng bịt kín miệng vết thương, giúp cầm máu, ngăn chặn sự mất máu tiếp diễn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sẹo hóa làm liền vết thương. các cục máu đông được hình thành trong điều kiện này (điều kiện S*nh l*) thường nhỏ và có thời gian sống ngắn, dễ dàng bị tiêu biến bởi tác nhân chống đông máu trong cơ thể.

2. Những nguyên nhân gây ra cục máu đông, trong đó đâu là nguyên nhân hàng đầu?

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương:

Cục máu đông bệnh lý gọi là huyết khối (thrombosis). huyết khối được hình thành ngay trong lòng mạch, thậm chí ngay trong buồng tim mà không hề có tổn thương trước đó.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hình thành cục huyết khối bệnh lý nhưng nói chung nó là hậu quả của sự tác động qua lại giữa 3 yếu tố:

    Sự thay đổi về huyết động: khi các dòng chảy của máu chậm lại hoặc dòng chảy bị xáo trộn (chảy rối) (ở tiểu nhĩ hoặc sau các van tĩnh mạch): các tế bào máu di chuyển chậm lại và trở nên dễ bám dính vào các tổn thương ở nội mô mạch máu (tiểu cầu), từ đó làm khởi phát quá trình đông máu, hình thành nên lưới sợi fibrin, gia tăng bắt giữ các tế bào máu khác làm tăng kích thước cục huyết khối. Dòng chảy chậm làm cho cục máu đông mới hình thành không bị đẩy bật đi, tạo điều kiện thuận lợi làm cho cục huyết khối ngày càng to dần và gây tắc mạch. Rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu là hai nguyên nhân làm chậm dòng chảy của máu và gây đông máu.

3. Cục máu đông xuất hiện ở động mạch và tĩnh mạch thì có thể gây ra hậu quả gì?

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương:

Huyết khối khi được hình thành, có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu đến gây tắc cho các mạch máu ở đoạn xa (có khẩu kính nhỏ hơn).

Tùy theo vị trí mà cục huyết khối gây tắc mạch mà bệnh nhân có thể có các kết cục lâm sàng khác nhau nhưng nói chung đều rất nghiêm trọng: huyết khối kẹt lại ở mạch máu não gây ra đột quỵ não, kẹt lại ở động mạch thận gây nhồi máu thận, kẹt lại ở mạch máu ruột gây nhồi máu ruột, kẹt lại ở động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, kẹt lại ở động mạch mắt gây mù đột ngột, kẹt lại ở động mạch chi gây thiếu máu nuôi chi đó, kẹt lại ở tĩnh mạch gây viêm tắc tĩnh mạch...

Nhìn chung cục huyết khối kẹt lại ở động mạch nào thì sẽ gây nhồi máu, thiếu máu nuôi ở cơ quan được động mạch đó cung cấp dẫn đến hoại tử và rối loạn chức năng cơ quan; còn cục huyết khối kẹt lại ở tĩnh mạch nào thì sẽ gây ứ trệ máu từ cơ quan đó trở về tim và cũng làm rối loạn chức năng cơ quan đó.

4. Để ngăn ngừa cục máu đông, bệnh nhân cần được điều trị như thế nào?

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương:

Mỗi loại huyết khối có phương pháp điều trị khác nhau vì huyết khối có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể từ não tới chân. nguyên nhân gây ra bệnh đông máu rất nhiều, nên có nhiều cách điều trị bệnh từ dùng Thu*c đến phẫu thuật. tùy theo vị trí và độ nặng của huyết khối sẽ xác định cách điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị huyết khối hiện này gồm có:

    Điều trị Thu*c: Thu*c chống đông, Thu*c làm tan cục máu đông

Nói chung, mục tiêu của việc điều trị là lập lại sự lưu thông máu bình thường trong hệ tuần hoàn.

Để phòng ngừa huyết khối, người bệnh cần chú ý duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh:

    Kiểm soát tốt các chỉ số, huyết áp, đường máu (cố gắng duy trì ở mức bình thường hoặc có thể chấp nhận được)


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 11:43 25/05/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/qua-trinh-dong-mau-dien-ra-the-nao-hau-qua-gi-khi-cuc-mau-dong-mac-ket-n415426.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY