Tâm sự hôm nay

Tai biến liệt tủy: Hậu quả tàn khốc do sơ cứu, vận chuyển không đúng

Một T*i n*n giao thông trên đường đi từ huyện Quảng Điền về thành phố Huế...
Một T*i n*n giao thông trên đường đi từ huyện Quảng Điền về thành phố Huế. T*i n*n ngã xe máy đã gây chấn thương cột sống cổ và những vết trầy xước ở mặt, tay, chân cho người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, khi xảy ra T*i n*n vào buổi chiều đường vắng; người bạn đi cùng không gọi trung tâm vận chuyển cấp cứu mà đón một xe ôtô tải để gửi nhờ vào bệnh viện. Không ngờ việc sơ cứu, vận chuyển không đúng đã tạo nên tai biến liệt tủy với hậu quả đáng buồn.

Tiếp nhận điện thoại từ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế do người nhà báo về tình hình T*i n*n ngã xe máy của người thân khá nặng đang được cấp cứu tại đây, tôi vội vàng đến ngay bệnh viện và tìm đồng nghiệp quen đang có mặt ở phiên trực này để hỏi thăm tình hình với một lời gửi gắm quan tâm. Tại Khoa Cấp cứu, nạn nhân có những vết trầy xước ở mặt, tay, chân; tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt, có triệu chứng nôn mửa, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu liệt vận động ở tay chân; trên phim Xquang và phim chụp CT phát hiện hình ảnh chấn thương cột sống cổ C4-C5 nhưng không bị chấn thương sọ não. Vì chuyển đến bệnh viện không bằng phương tiện xe cấp cứu và nhân viên y tế đi kèm nên nạn nhân được đỡ lên xuống, di chuyển không cố định phần cổ theo quy định sơ cứu; đây là nguyên nhân làm tăng thêm tổn thương ở tủy sống cổ vốn đã bị thương tổn do ngã đập đầu xuống đất với mũ bảo hiểm.

Sau khi cố định đầu vai gáy, xem xét và hội chẩn; nạn nhân có dấu hiệu liệt cảm giác và vận động tứ chi và có thể có nguy cơ bị liệt cơ hô hấp nên được chuyển ngay vào Khoa Cấp cứu hồi sức để tiếp tục theo dõi, xử trí nếu có tình huống xấu xảy ra. Trong quá trình theo dõi tại đây, nạn nhân đã xuất hiện thêm dấu hiệu liệt cơ hô hấp, phải thở gắng sức bằng bụng nên bác sĩ điều trị lo ngại có thể phải can thiệp bằng sử dụng máy thở. Việc hồi sức tích cực đã được các bác sĩ thực hiện và có định hướng khi tình trạng khả quan hơn sẽ cho chụp phim cộng hưởng từ MRI xác định tổn thương phần mềm tủy sống và hội chẩn với Khoa Ngoại thần kinh để có biện pháp xử lý ngoại khoa. Kết quả chụp phim cộng hưởng từ thật là tệ hại với hình ảnh dập tủy, phù nề ở phần tủy sống C4-C5 và dấu hiệu phù nề lan xuống C7. Theo đó, việc phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy không thể thực hiện vì tiên lượng không có kết quả do phần tủy sống cổ đã bị dập phù dẫn đến hậu quả liệt tủy. Theo các bác sĩ, tình trạng tổn thương dập tủy này là tai biến có thể xảy ra khi đưa nạn nhân lên xuống xe ôtô và vận chuyển không đúng theo quy định sơ cứu, cố định phần đầu vai gáy trước đó. Sau 1,5 tháng điều trị tại bệnh viện, nạn nhân được xuất viện về nhà trong tình trạng liệt vận động và cảm giác tứ chi; mặc dù tinh thần tỉnh táo tiếp xúc tốt nhưng nói không rõ tiếng do liệt thanh quản; mọi sinh hoạt ăn uống, vệ sinh, tập luyện vật lý... đều ở trên giường và phải do người nhà chăm sóc, giúp đỡ. Một sự đau buồn đã đến với người thân và gia đình do tai biến liệt tủy sống cổ xảy ra sau T*i n*n ngã xe máy có thể vì nguyên nhân sơ cứu, vận chuyển nạn nhân không đúng, mang lại hậu quả di chứng nặng nề và lâu dài.

Theo y văn, khi bị T*i n*n gây tổn thương cột sống sẽ có hai trường hợp xảy ra là tổn thương cột sống đơn thuần, cũng có khi gây chấn động tủy và tổn thương cột sống chạm tủy với phần tủy sống có thể bị đứt toàn phần hay một phần, bị dập nát, chèn ép do mảnh xương, mảnh rạn, máu tụ. Triệu chứng khi có thương tổn tủy sống thường gặp là sốc nếu bị tổn thương từ đốt sống cổ C4 trở lên vì có nhiều vùng quan trọng; bị rối loạn vận động như liệt não, mất phản xạ gân xương, nếu tổn thương ở cột sống lưng D1 và cột sống cổ C7 trở lên làm liệt tứ chi và từ vùng lưng trở xuống làm liệt hai chi dưới. Ngoài ra, còn có rối loạn cảm giác như mất hoặc giảm cảm giác đau, nóng, lạnh; rối loạn thần kinh thực vật nếu bị tổn thương từ vùng cổ trở lên làm thân nhiệt tăng, mạch nhanh, huyết áp hạ, khó thở; có rối loạn cơ trơn gây bí đại tiện hoặc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ; có thể có triệu chứng trướng bụng do liệt ruột...

Nguyên tắc xử trí sơ cứu ban đầu đối với các trường hợp bị thương tích cột sống do T*i n*n là phải đặt nạn nhân nằm trên ván cứng, khi di chuyển phải đỡ sao cho cột sống được thẳng. Nếu bị tổn thương tủy vùng cột sống cổ phải để nạn nhân nằm ngửa, cố định đầu vai gáy bằng hai gối chèn hai bên và một gối ở dưới gáy hoặc bằng nẹp cố định cổ chuyên dụng. Chú ý sẵn sàng xử trí chống sốc, giải quyết tình trạng khó thở, sốt cao... trong sơ cứu và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Khi xảy ra T*i n*n ngã xe máy, người thân của tôi và người bạn đi cùng đã không thực hiện được việc sơ cứu, đồng thời cũng không gọi điện 115 nhờ trung tâm vận chuyển cấp cứu đến hỗ trợ mà tự ý xử trí bằng cách đón xe ôtô tải dọc đường để đưa lên xe và vận chuyển vào bệnh viện. Việc làm không đúng về sơ cứu, vận chuyển này đã dẫn đến hậu quả tai biến liệt tủy với di chứng khó hồi phục. Đã 9 tháng trôi qua, sau thời gian về nhà chăm sóc, thực hiện vật lý trị liệu... nhưng niềm hy vọng hồi phục vận động và cảm giác tứ chi quá khó khăn vì di chứng để lại do liệt tủy sống cổ khá nặng nề và bắt đầu xuất hiện các biến chứng như loét điểm tỳ, nhiễm trùng tiết niệu, cứng khớp... Mặc dù gia đình biết thông tin các nhà khoa học hiện nay có thể khắc phục được di chứng liệt tủy sống bằng tiêm tế bào gốc nhưng điều kiện kinh tế khó khăn nên cũng đành chịu.

Trong tai biến y khoa thực tế đã có một số trường hợp tai biến xảy ra do các T*i n*n thương tích ảnh hưởng nhưng việc thực hiện sơ cấp cứu ban đầu và vận chuyển nạn nhân không đúng quy định là một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả biến chứng và di chứng nặng nề, lâu dài không lường trước được với thương tật không mong muốn. Vì vậy, cộng đồng cần quan tâm đến vấn đề này để phòng ngừa tai biến tương tự.

BS. Nguyễn Võ Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tai-bien-liet-tuy-hau-qua-tan-khoc-do-so-cuu-van-chuyen-khong-dung-5674.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Chào Mangyte! Bố em bị tai biến và được chỉ định tập vật lý trị liệu. Mangyte có thể tư vấn giúp em nên đưa bố em đi tập ở đâu là tốt nhất tại Bình Dương được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. (Đỗ Thị Linh - dolinh...@yahoo.com.vn)
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY