Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người dân Hà Nội: Chưa năm nào rằm tháng 7 tối giản như năm nay

Rằm tháng 7 năm nay diễn ra trong hoàn cảnh Thủ đô thực hiện siết chặt giãn cách xã hội, nhiều người dân bày tỏ, chưa năm nào họ cúng rằm tối giản như năm nay.

Không còn "mâm cao cỗ đầy", đốt vàng mã la liệt

Rằm tháng 7 theo tín ngưỡng dân gian là một trong những ngày lễ lớn trong năm, được xem là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông. Vì vậy, theo thông lệ hàng năm, người dân thủ đô cũng như cả nước sẽ tất bật chuẩn bị, sắm sửa lễ vật, vàng mã để làm lễ cũng rằm.

Tuy nhiên, rằm tháng 7 năm nay diễn ra đúng vào thời điểm dịch covid-19 bùng phát và đang có những diễn biến phức tạp: hà nội cũng như cả nước đang thực hiện nghiêm chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ. việc giãn cách xã hội tại thủ đô cũng đang được siết chặt, đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Theo ghi nhận của pv báo đại đoàn kết tại các chợ dân sinh, không có cảnh người dân đổ xô đi mua đồ cúng rằm như mọi năm. trái lại, một số chợ còn vắng bóng người, đìu hiu hơn cả ngày thường.

Chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) vắng vẻ ngay trong ngày rằm.

Chia sẻ với pv, cô trần thị minh trâm, một tiểu thương trong chợ cho biết: "năm nay người dân không còn mấy mặn mà sắm đồ cúng rằm như mọi năm. chợ chỉ lác đác vài người, thậm chí còn không đông bằng ngày thường, như mọi năm rằm tháng 7 người ta tấp nập bao nhiêu thì năm nay vắng vẻ bấy nhiêu. gia đình tôi cũng vậy, chưa năm nào chuẩn bị rằm tháng 7 lại nhàn như năm nay".

Dậy từ sớm để đến chợ, bà hoàng thị mai (62 tuổi, phường nghĩa đô, cầu giấy) cũng chia sẻ: "năm nay, trước tình hình giãn cách xã hội, tôi cũng cúng rằm rất đơn giản, chỉ mua hoa quả và làm mâm cơm mặn, ngoài ra cũng không đốt vàng mã gì".

Trên nhiều tuyến đường của Hà Nội, chỉ thấy lác đác các mâm cúng chúng sinh bên lề đường, các mâm lễ cũng rất đơn giản, không còn cảnh người dân la liệt đốt vàng mã như mọi năm.

Một mâm lễ cũng chúng sinh trên đường Thụy Khuê (Tây Hồ).Trên đường Hoàng Quốc Việt, một người dân cũng vừa hoàn tất nghi lễ cúng chúng sinh.

Tối giản là điều cần thiết

Vừa chăm chú hóa vàng trên vỉa hè đường Thụy Khuê, ông Việt (65 tuổi, phường Bưởi) vừa chia sẻ:

"năm nay, việc cúng rằm đã đơn giản hơn các năm trước rất nhiều, đến hoa cũng không có để mua. nếu không phải trong ngõ có người bán vàng mã thì chắc năm nay tôi cũng không sắm đồ để hóa cho các cụ, vì hôm nay không phải ngày đi chợ của gia đình tôi".

Ông Việt đang chăm chú đốt vàng mã trên một góc phố Thụy Khuê.

Không chỉ riêng ông Việt, nhiều người dân Thủ đô cũng thực hiện việc tối giản các vật phẩm và nghi thức cúng rằm, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã.

Một hàng vàng mã vắng bóng người mua trong chợ Dịch Vọng (quận Cầu Giấy).

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, nhà nghiên cứu văn hóa, TS Nguyễn Ánh Hồng cho biết: “Trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay, việc tối giản các nghi lễ về văn hóa tâm linh không phải là dấu hiệu của việc mai một về văn hóa vì giá trị và thước đo của văn hóa tâm linh chính là sự thành kính.

Nói cách khác, sự thành tâm mới là giá trị lớn nhất trong các nghi lễ của văn hóa tâm linh. Tôi cho rằng việc tối giản là điều rất cần thiết và hữu ích, đặc biệt trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, chống dịch như chống giặc hiện nay”.

Ngoài ra, việc tối giản các nghi lễ trong rằm tháng 7 này từ việc hạn chế đốt vàng mã đến việc các vật phẩm cũng rằm đơn giản hơn mọi năm cũng cho thấy sự tiến bộ về nhận thức của người dân. tiến sĩ hồng cũng khẳng định, rằm tháng 7 năm nay là cơ hội giúp nhìn lại cách hành xử của chúng ta đối với các vấn đề của cuộc sống, đặc biệt là việc thực hành tiết kiệm, giản dị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/nguoi-dan-ha-noi-chua-nam-nao-ram-thang-7-toi-gian-nhu-nam-nay-5662865.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY