Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn đã hồi phục tốt

(MangYTe) - Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa, người đàn ông bị rắn hổ mang cắn hồi phục kỳ diệu, qua cơn nguy kịch.

Ngày 3/9, khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện chợ rẫy cho biết, sức khỏe anh p.v.t. (38 tuổi, quê tây ninh), người bị hổ mang chúa cắn có nhiều chuyển biến tích cực. hiện bệnh nhân đã tự thở, chức năng tim, thận và phổi bình phục.

Theo BS Nguyễn Quý Hưng - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã trải qua 4 lần cắt lọc các phần mô bị hoại tử. Những vết cắt lọc của bệnh nhân hiện tại đã lên mô hạt. Những mô hoại tử ở phần bụng phải và đùi phải của bệnh nhân đã lành. Hôm nay sẽ chuyển bệnh nhân sang Khoa Bệnh nhiệt đới để tiếp tục theo dõi.

Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn đã hồi phục tốt

bệnh nhân vào viện với con rắn hổ mang chúa quấn trên tay đã bình phục

Sau khi đã dần bình phục, bệnh nhân Phan Văn T. đã chuyển lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ, đến những người quan tâm giúp đỡ anh và gia đình trong suốt thời gian qua.

Anh T. cho biết hiện anh thấy khoẻ lại khoảng 70%. Hiện anh T. chỉ mong về đi làm trở lại vì các con còn quá nhỏ.

Trước đó, vào ngày 19/8, trong quá trình bắt rắn, anh t. bị rắn hổ mang chúa cắn vào đùi. anh được người thân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tây ninh. sau đó bệnh nhân rơi vào nguy kịch, được chuyển xuống bệnh viện chợ rẫy.

Tại đây, các bác sĩ đã phải sử dụng 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, bệnh nhân đã mở mắt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt và làm theo y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân tiếp tục trở nặng, được chuyển xuống khoa Hồi sức cấp cứu để điều trị.

Chí Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/nguoi-dan-ong-bi-ran-ho-mang-chua-can-da-hoi-phuc-tot-358486.html)

Tin cùng nội dung

  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Thời gian thực sự có khả năng chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần 11 tuần để vượt qua nỗi đau tình tan (thời gian cần thiết để hồi phục sau một cuộc ly hôn là 18 tháng) kết quả nghiên cứu mới.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY