Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người đàn ông học hết lớp 2 trở thành bác sĩ mổ đẻ… cho chồn

Một người đàn ông chỉ học hết lớp 2 ở Cà Mau nhưng đã có 5 năm gắn bó với nghề mổ đẻ cho chồn. Việc làm của ông đã giúp cho những người nuôi chồn ở địa phương tránh được rủi ro, thiệt hại mỗi khi chồn sinh khó, và ông được mệnh danh là “bác sĩ” thú y bất đắc dĩ, vì không có bất cứ chuyên môn, nghiệp vụ nào về lĩnh vực này.

Táo bạo mổ liều vì bác sĩ thú y “chảnh”

Ông Hồng Minh Tài (63 tuổi, ngụ khóm 9, TT.Năm Căn, H.Năm Căn, tỉnh Cà Mau) gắn bó với nghề nuôi chồn hương sinh sản đã gần 10 năm nay. Hiện cơ sở của ông có hơn 50 con chồn nái sinh sản. Mỗi năm, ông có thu nhập trên 400 triệu đồng từ việc bán chồn giống. Ông Tài chia sẻ, để có được đàn chồn giống đông đúc như ngày hôm nay, ông phải mày mò, tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc, thậm chí là ăn ngủ chung với chồn.

Vệ sinh dạ con cho chồn trước khi khâu lại, đưa vào bụng - Ảnh: Khải Trần

Hiện chồn giống được ông Tài bán ra thị trường với mức giá từ 6 - 7 triệu đồng/cặp. Nếu trọng lượng chồn đạt từ 700 - 800 gam thì sẽ có giá là 7 triệu/cặp. Còn chồn vừa cai sữa (khoảng 35 ngày) thì 6 triệu/cặp. Được biết, mỗi năm chồn sinh sản từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 4 - 7 con.

Đến với với nghề “bác sĩ” bất đắc dĩ để mổ đẻ cho chồn là một cơ duyên, như một cái nghiệp. Bởi chồn vốn là loài động vật hoang dã, nên khi đem về thuần dưỡng nuôi, thì đường sinh sản khó khăn, không thể tự đẻ được là không thể tránh khỏi, nên tỉ lệ rủi ro rất cao vì đẻ khó. Ông Tài chia sẻ: “Chúng vốn sống hoang dã, nên khi mình nuôi khép kín, sẽ hạn chế việc đi lại, khi sinh sản tử cung không giãn nở dẫn đến sinh khó là điều dễ hiểu”.

Ông Tài còn cho biết, ông nuôi chồn từ nhiều năm nay, nên rủi ro trong việc sinh nở là rất nhiều. Khi đó, cả mẹ lẫn con đều ch*t, điều đó khiến ông rất đau xót. Cùng với đó, mỗi lần chồn đẻ khó, ông phải lặn lội đoạn đường hàng trăm km cả đi lẫn về, để lên tận TP.Cà Mau tìm bác sĩ thú y có chuyên môn mổ đẻ để cứu chồn. Tuy nhiên, việc đi lại vừa rất tốn kém, vừa phiền toái vì bác sĩ mổ đẻ rất “chảnh”, chỉ làm việc trong giờ hành chính, ngoài giờ mà có người liên hệ mổ đẻ cho chồn thì bác sĩ thú y thẳng thắn khước từ, bảo chờ tới hôm sau.

Ông Tài đi thăm khu vực nuôi chồn hương sinh sản của gia đình - Ảnh: Khải Trần

Ông Tài tâm tình: “Việc sinh đẻ bất kể giờ nào, kể cả đêm khuya, nên mỗi lần đem lên TP.Cà Mau mà không đúng giờ hành chính, họ hẹn lại thì gần như là chồn ch*t. Mà con chồn thì mình rất là quý, con tốt có giá từ 20 - 30 triệu đồng. Bởi thế, có nhiều hộ nuôi được một con chồn nái, thì họ nâng niu, xem như cả gia tài”.

Từ những bất cập đó, ông Tài đặt quyết tâm bằng mọi cách phải làm bằng được việc mổ đẻ cho chồn ở tại nhà. Một mặt, vừa giúp cho đàn chồn của gia đình được nhân giống, không bị hao hụt. Mặt khác, ông có thể giúp đỡ những hộ nuôi xung quanh. Bởi nếu không học tập, tìm tòi kỹ thuật mổ thì trong quá trình nuôi sẽ càng thất bại nhiều hơn, nên ông Tài đã quyết tâm mày mò kỹ thuật mổ đẻ cho chồn.

Hiện ông Tài có khoảng 50 con chồn nái sinh sản - Ảnh: Khải Trần

Ông Tài chia sẻ: “Tôi nuôi nhiều, rủi ro một vài con là không vấn đề gì, nhưng đối với nhiều anh em nuôi nhỏ lẻ một vài con mà gặp vấn đề gì thì đau lắm. Từ chỗ đó, mỗi lần đem chồn lên TP.Cà Mau mổ là tôi để ý xem bác sĩ họ mổ như thế nào, tiêm chích loại Thu*c gì, làm vệ sinh ra sao… Cuối cùng, tôi quyết định mổ thí nghiệm 2 con và đã thành công không tưởng”.

Được biết, quy trình mổ đẻ cho chồn được ông Tài thực hiện kéo dài khoảng 30 phút. Khi vào ca mổ, người thực hiện phải tập trung, chú ý từng công đoạn mới thuần thục được. “Ban đầu mổ một lần là nhớ không hết đâu. Do đó, lần đầu tiên tôi mổ, tôi nhớ một đoạn. Lần tiếp theo tôi để ý và nhớ công đoạn còn lại. Cuối cùng, tôi quyết định mổ luôn”, ông Tài kể.

Ông Tài giới thiệu chiếc bình thủy dùng để kẹp chồn nái trước khi mổ, tránh bị chồn cắn phải - Ảnh: Khải Trần

Vị “bác sĩ” không bằng cấp thú nhận, ban đầu là ông mổ liều mạng, mổ cho bỏ tức vì hờn những bác sĩ thú y “chảnh” không chịu làm ngoài giờ. Tuy nhiên, lần đầu tiên động đến dao mổ, dù là con vật, nhưng ông Tài rất nặng tâm lý. Ông thẳng thắn: “Nhìn người ta mổ thì rất dễ, nhưng khi mình cầm dao lên mổ thì thấy rất khó, run lắm. Một mặt, con chồn nái rất giá trị, mặt khác mổ xẻ chưa quen, nên sợ rủi ro. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó mà mình quyết tâm cao hơn và không chịu thất bại”.

Trở thành “bác sĩ” bất đắc dĩ

Trao đổi với PV, ông Tài nói, từ khi có được nghề mổ đẻ cho chồn, ông Thành trực tiếp đứng mổ hàng trăm ca chồn sinh khó, nhưng chỉ gặp trục trặc 2 ca. Theo ông, sở dĩ 2 ca thất bại là do nết của con chồn. Ông nói, ca mổ thì thực hiện thành công, nhưng trong quá trình chăm sóc thì gặp thiếu sót do con chồn và chủ chồn. Tức sau khi mổ, nếu muốn tiến triển tốt thì người chủ phải quan tâm đến con chồn. Bởi khi trên người có vết thương thì nó sẽ bức bối, rồi cắn xé vết thương dẫn đến đứt chỉ khâu, rồi moi móc ruột gan lôi ra ngoài dẫn đến ch*t. Đó là do người chủ thiếu quan tâm chăm sóc.

Ông Tài cho hay, việc ông làm được nghề mổ đẻ cho chồn, chẳng qua chỉ nhìn người ta mổ rồi làm theo, chứ chẳng có ai dạy bảo gì. Bản thân ông chỉ học hết lớp 2, nên cũng chẳng có chuyên môn gì về lĩnh vực thú y. Tuy vậy, tỉ lệ ông Tài mổ chồn thành công rất cao, được nhiều người nuôi ở tận Bạc Liêu, Cần Thơ có chồn đẻ khó đem đến nhờ ông mổ. “Họ nói, ở địa phương họ cũng có bác sĩ thú y, nhưng tỉ lệ mổ đạt không cao. Nói thì nói vậy, dù gì người ta cũng qua trường lớp, còn tôi thì có chuyên môn gì đâu, chẳng qua là kinh nghiệm chứ không qua trường lớp”, ông Thành nói.

Đối với những ca mổ khó, mất nhiều máu, ông Thành phải truyền dịch cho chồn để tránh rủi ro - Ảnh: Khải Trần

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chồn sinh sản khó, cốt lõi là do việc đi lại hạn chế, nên khi sinh sản thì nhau thai bị cản và tử cung không giãn nở được. Thu*c sử dụng để mổ cho chồn đều được ông Tài mua ở hiệu Thu*c tây, chuyên dùng cho người. “Trước ca mổ, tôi vệ sinh sạch sẽ, cạo sạch lông, sau đó sử dụng Thu*c cầm máu, Thu*c tê. Khi đã mổ rồi tôi sử dụng kháng sinh, giảm đau… Tùy theo con, nếu phức tạp thì mình sử dụng Thu*c đều đặn 3 ngày, những con dễ thì sử dụng 1 - 2 ngày thì ngưng, bởi kháng sinh dùng nhiều cũng không tốt”, ông Tài cho biết.

Qua nhiều năm gắn bó với nghề mổ đẻ cho chồn, ông Tài đã đúc kết được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Theo ông, trong quá trình mổ, không con nào giống với con nào. Có con thì nó mắc lỗi này, con thì mắc lỗi khác, con nào cũng có khuyết điểm về đường sinh sản.

Ông Tài thông tin: “Bây giờ trước khi đặt lên bàn mổ, tôi nhìn con chồn là biết nó mắc lỗi gì rồi. Có nhiều nguyên nhân phức tạp, nên khi mổ ra, tôi chỉ rõ nguyên nhân cho chủ, để hướng dẫn họ cách chăm sóc. Con chồn mình mổ 4 - 5 lần vẫn mang thai sinh sản bình thường. Sau khi mổ, khoảng 1 tuần sau là vết thương lành. Nó đẻ nhanh lắm, nếu vết thương tiến triển tốt, khoảng sau 2 tuần thì chồn nái sẽ chịu đực, nhanh lắm”.

Theo ông Tài, việc cầm dao mổ rất quan trọng, khi mổ cần phải có độ chính xác tuyệt đối, sai là con chồn ch*t ngay. Bởi dạ con rất mỏng, nếu sơ suất, mổ trật là mũi dao rạch trúng chồn con ở bên trong sẽ gây nguy hiểm. Khi mổ chỉ rạch 1 đường nhỏ, vừa đủ đưa ngón tay vào bắt chồn con ra ngoài. Khi bắt hết con rồi, mới đem dạ con ra vệ sinh và khâu lại bằng chỉ tan.

Bộ đồ nghề dùng để đỡ đẻ cho chồn đã gắn bó với ông Tài khoảng 5 năm nay - Ảnh: Khải Trần

Do đã quen với việc mổ, nên không còn xảy ra rủi ro, lo sợ. Chứ lần đầu mổ, ông phát hoảng khi thấy thành phần bên trong bụng con vật rất phức tạp gồm bọng đái, bao tử và dạ con. Ba thứ này có hình tròn tương đối giống nhau. Phải xác định chính xác để bắt con ra, nếu rạch vào bao tử hay bọng đái tất đều sai. Dụng cụ hành nghề của ông Tài rất đầy đủ, gồm khăn gạc, kéo, Thu*c men, nước biển, bàn mổ... chẳng khác nào một bác sĩ thú y thực thụ. Riêng trường hợp chồn mất máu nhiều hoặc băng huyết thì ông tiến hành truyền dịch để cứu chồn.

Khâm phục nghề mổ đẻ cho chồn của ông Tài, đã có nhiều người đến tìm hiểu, học cách mổ. Tuy nhiên, chưa ai dám cầm dao đứng mổ vì sợ rủi ro. “Mỗi ca mổ đẻ thuê, tôi lấy công từ 800.000 - 1.000.000 đồng, quân bình mỗi tháng tôi thu nhập từ nghề mổ đẻ khoảng hơn 10 triệu đồng. Chỉ cần ai điện thoại, đem chồn đến bất kể ngày đêm tôi đều mổ. Khi mổ, ngoài tay nghề, chỉ cần tập trung, đề cao tính mạng con chồn, thực hiện kỹ lưỡng các bước là sẽ thành công”, ông Tài khẳng định.

Khải Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-180/nguoi-dan-ong-hoc-het-lop-2-tro-thanh-bac-si-mo-de-cho-chon-137836.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Dứa gai, tên khác là dứa dại, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY