Kinh tế xã hội hôm nay

Người Hà Nội chế tạo đai đeo khẩu trang giảm đau tặng các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch: Nếu đạt chất lượng thì chúng tôi sẽ làm ra nhiều hơn nữa

Nhận thấy sự vất vả của các ban ngành, y bác sĩ nơi đầu tuyến chống dịch COVID-19, đặc biệt phải đeo khẩu trang ngày đêm có thể gây đau nhức tai, đau đầu. Chị Trang và anh Hà đã cùng mọi người bắt tay vào làm ra những chiếc đai đeo khẩu trang giảm đau nhức để tặng các y bác sĩ.

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, các ban ngành và người dân vẫn đang ngày đêm chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Trong thời điểm này, các y bác sĩ là những người vô cùng vất vả khi phải ngày đêm trực tiếp chống chọi với dịch bệnh.

Việc y tế trong khoảng thời gian dài, liên tục có thể gây đau nhức tai, đau đầu, do dây đeo thắt vào vành tai. Đặc biệt là đối với những y bác sĩ phải thường xuyên sử dụng khẩu trang để phòng dịch.

Hiểu được nỗi vất vả, sự khó chịu của các y bác sĩ khi phải ngày đêm đeo khẩu trang để đối phó với dịch bệnh COVID-19, anh Hà và chị Trang đã kết hợp với mọi người làm ra những chiếc đai đeo khẩu trang giảm đau để tặng các y bác sĩ.

Hiểu được sự vất vả của các y bác sĩ trong thời điểm này, chị Nguyễn Thị Thuỳ Trang (30 tuổi, đang kinh doanh nhỏ lẻ tại Hà Nội) và anh Phan Mạnh Hà (làm đồ da tại Cầu Giấy, Hà Nội) đã liên kết với nhau kêu gọi mọi người và một số y bác sĩ, đưa ra ý tưởng làm những chiếc đai đeo khẩu trang để tặng các y bác sĩ tại các bệnh viện.

Những tấm Silicon dẻo lớn được cắt thủ công thành từng miếng để làm đai đeo.

Sau khi cắt sẽ được xếp gọn để chuyển đến khâu dập, cắt đai.

Trao đổi với chúng tôi, chị Trang cho biết, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp như hiện nay, chị cảm nhận được các y bác sĩ đang rất cần đến những chiếc đai đeo khẩu trang này.

"Nghĩ khổ các bác sĩ, bình thường bản thân mình đeo khẩu trang y tế đi ra chợ, hay đi đâu đó khoảng 15 - 20 phút thôi là đã đau hết đầu rồi. Các bác sĩ thì phải làm việc từ 8 -10 tiếng căng thẳng mệt mỏi lại thêm cái áp lực đau đầu, đau tai vì đeo khẩu trang lâu nữa thì cực kỳ khó chịu.

Khuôn dập đai được anh Hà thiết kế thủ công.

Anh cũng tận dụng máy móc trong nhà để dập, cắt đai đeo khẩu trang.

Vì vậy mình cũng chỉ nghĩ đơn giản là muốn làm được một việc gì đó nhỏ bé cho các bác sĩ giảm cảm giác khó chịu đau đớn để tập trung chữa bệnh. Thời điểm này, các bác sĩ là những người trong tuyến đầu chống dịch, lá chắn cho mọi người ở sau mà", chị Trang chia sẻ.

Theo chị Trang, ý tưởng chiếc đai đeo khẩu trang bắt nguồn từ các bạn nhỏ nước ngoài. Do cảm thấy hữu ích nên chị đã kết nối cùng anh Hưng để cùng thiết kế chiếc đai đeo sao cho thuận tiện và hiệu quả dành cho các y bác sĩ sử dụng.

Do chưa hoàn thiện khuôn dập lớn nên việc làm những chiếc đai đeo thủ công vẫn còn mất khá nhiều thời gian.

Sau khi dập xong, đai đeo sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng từng chiếc.

Ban đầu mọi người dự kiến sẽ làm những chiếc đai bằng chất liệu da. Tuy nhiên sau khi bàn luận kỹ lưỡng, chị Trang và mọi người đã quyết định sử dụng chất liệu Silicon dẻo để làm những chiếc đai đeo.

"Làm bằng chất liệu da cũng mềm nhưng không đảm bảo về độ an toàn vì chất liệu da có thể bám vi khuẩn nhiều, khó sát khuẩn, các bác sĩ dùng nhiều nó cũng sẽ thấm hút mồ hôi, không đảm bảo.

Sau khi mọi người tìm hiểu thấy Silicon dẻo có thể chịu nhiệt, vừa sạch lại dễ sát khuẩn bằng cồn, an toàn cho da, người ta cũng hay dùng làm các nắp hộp đựng thực phẩm cực kỳ an toàn nên đã làm chiếc đai đeo bằng chất liệu Silicon", chị Trang cho biết.

Phải trải qua nhiều công đoạn để hoàn thiện một chiếc đai đeo mềm dẻo, tiện lợi.

Đai sẽ được sát khuẩn bằng cồn sau khi hoàn thiện.

Theo anh Hà, việc sát khuẩn này chỉ là bước ban đầu để di chuyển được an toàn. Trước khi sử dụng, các y bác sĩ sẽ phải thực hiện sát khuẩn bằng cồn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Sau khi hoàn thiện thiết kế, mẫu mã, chị Trang và anh Hà đã chuyển những chiếc đai thử nghiệm đến các y bác sĩ tại Bệnh viện Huyết học Truyền máu trung ương dùng thử để đánh giá về tính hiệu quả và chất lượng.

Nhận được phản hồi tốt từ các bác sĩ tại Viện huyết học Truyền máu trung ương về tính hiệu quả, giảm đau và bớt cảm giác khó chịu, chị Trang và anh Hà đã bắt tay vào hoàn thiện mẫu mã chuẩn để làm ra hàng nghìn chiếc đai đeo tặng các y bác sĩ.

Do đang trong thời gian ở nhà phòng chống COVID-19, nên mọi thành viên trong gia đình anh Hà đều tích cực hỗ trợ việc làm đai đeo khẩu trang giảm đau để tặng các y bác sĩ.

Các em nhỏ tỏ ra khá thích thú khi được hỗ trợ làm những việc nhẹ nhàng.

"Các bác sĩ bên Viện Huyết học Truyền máu trung ương phản hồi sau khi dùng thì bảo rất tốt, hiệu quả, giảm đau. Các chị trong viện cũng trêu "phải đeo khẩu trang mà như không đeo vì nó thoải mái hơn rất nhiều" mình cũng vui và bắt đầu làm ra nhiều chiếc hơn", chị Trang tâm sự.

Cũng xuất phát từ sự thấu hiểu nỗi vất vả và đau đớn khi phải đeo khẩu trang liên tục, anh Hà cho biết, mục đích duy nhất khiến bản thân anh làm việc này là để hỗ trợ các bác sĩ đang phải chống chọi với dịch COVID-19, giảm đau khi phải đeo khẩu trang.

"Trước đây tôi cũng không để ý đến việc đeo khẩu trang lâu sẽ gây đau tai ra sao vì không sử thường xuyên và đeo lâu dài. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, bản thân tôi cũng phải đeo nhiều nên mới cảm nhận rõ dây đeo thắt vào gây đau nhức tai, thấy mọi người cũng kêu như mình, đau giống như người mới đeo kính cận thường xuyên bị đau trên tai vậy.

Đai đeo sẽ hỗ trợ làm giảm thiểu tối đa việc dây đeo khẩu trang siết vào vành tai gây đau nhức tai, đau lan lên đầu. Chiếc đai cũng giúp phụ nữ giữ được tóc cố định, không bị bung ra trong quá trình làm việc.

Nhiều lúc đau quá chỉ muốn bỏ ngay cái khẩu trang ra nhưng không được, tay cũng cần hạn chế sờ lên các bề mặt của khẩu trang nữa. Lúc này tôi chợt nghĩ đến các ban ngành, đặc biệt là các y bác sĩ đang phải ngày đêm chống dịch sẽ phải chịu đựng nỗi đau ấy hàng ngày nên mới cùng mọi người làm ra những chiếc đai này", anh Hà tâm sự.

Sau hơn một ngày nghiên cứu, thiết kế, anh Hà và chị Trang đã cho ra bản mẫu chiếc đai đeo khẩu trang chuẩn. Nhân tiện đang trong thời gian tạm nghỉ kinh doanh, anh Hà kêu gọi cả gia đình ở nhà cùng chung tay làm ra những chiếc đai đeo khẩu trang để tặng đến các y bác sĩ.

Do chiếc đai đeo làm bằng chất liệu Silicon nên rất mềm dẻo, có thể đeo xuống cổ tuỳ ý.

Anh Hà và chị Trang dự kiến sẽ cố gắng sản suất khoảng 5.000 chiếc đai đeo mỗi ngày để tặng các y bác sĩ khắp các bệnh viện trên cả nước.

"Sau một buổi chiều thì gia đình tôi và chị Trang cũng làm ra khoảng 2.000 chiếc đai đeo. Giờ gia đình ở nhà chống dịch cũng có nhiều thời gian nên mọi người cùng làm cũng vui, các cháu nhà tôi cũng thích thú vì được làm việc có ý nghĩa. Dự kiến sẽ chuyển đến các bác sĩ bên Bệnh viện Nhiệt đới và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội dùng thử để đánh giá tính hiệu quả. Nếu đạt chất lượng thì chúng tôi sẽ làm ra nhiều hơn nữa để tặng các y bác sĩ khắp các bệnh viện", anh Hà cho biết.

Hiện tại, anh Hà và chị Trang vẫn đang tích cực nghiên cứu các bản thiết kế phù hợp hơn và làm những chiếc khuôn cỡ lớn để có thể làm ra nhiều hơn những chiếc đai đeo khẩu trang giảm đau này.

"Dù là nhỏ bé nhưng hy vọng với những chiếc đai này các y bác sĩ sẽ an tâm và bớt đi những cảm giác đau đớn, khó chịu khi phải đeo khẩu trang liên tục hàng ngày như vậy", anh Hà tâm sự.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nguoi-ha-noi-che-tao-dai-deo-khau-trang-giam-dau-tang-cac-y-bac-si-tuyen-dau-chong-dich-neu-dat-chat-luong-thi-chung-toi-se-lam-ra-nhieu-hon-nua-20200411214634189.chn)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY