Kinh tế xã hội hôm nay

Người Hà Nội rồng rắn hết cả con phố, đợi nhận tem phiếu để mua khẩu trang vải sử dụng 30 lần

Giữa thời điểm căng thẳng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19, nhiều người ví von mua khẩu trang còn khó hơn mua vàng. Dọc con phố Ngô Thì Nhậm (Hà Nội), bà con xếp hàng dài 200m, đợi nhận số thứ tự như thời bao cấp để mua khẩu trang vải kháng khuẩn sử dụng 30 lần.

Người Hà Nội "rồng rắn" hết cả con phố, đợi nhận "tem phiếu" để mua khẩu trang vải sử dụng 30 lần. Thực hiện: Minh Nhân.

3h chiều 14/2 dọc con phố Ngô Thì Nhậm (phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), khoảng 100 người dân xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn xô đẩy, cùng chờ mua những chiếc khẩu trang vải diệt khuẩn có thể sử dụng 30 lần.

Cửa hàng niêm yết số lượng cung ứng là 600 chiếc/giờ và mỗi khách hàng chỉ được mua 5 chiếc/lượt, có giá bình ổn 7.000 đồng/ chiếc. Khẩu trang được giới thiệu dệt kim 100% cotton có 2 lớp, bao gồm một lớp kháng khuẩn, giúp sản phẩm được bảo lưu 30 lần giặt khi sử dụng.

Do hạn chế số lượng khẩu trang bán ra mỗi ngày, nhiều người phải tranh thủ đến sớm xếp hàng trước giờ mở bán. Tuy đông đúc, nhưng người dân kiên nhẫn chờ đến lượt mua hàng.

Theo chia sẻ, có những người đã đi 2 – 3 ngày vẫn chưa mua được khẩu trang. Người già, trẻ nhỏ cảm thấy mệt mỏi vì phải đợi chờ nhiều tiếng đồng hồ nhưng hàng chưa được mở bán.

Thậm chí một số người đến từ rất sớm, ngồi đợi sẵn bên trong cửa hàng.

Bác Nguyễn Tiến Dũng (60 tuổi), thuộc lực lượng chức năng phường Ngô Thì Nhậm nhận nhiệm vụ hỗ trợ cửa hàng hướng dẫn người dân xếp hàng ngay ngắn, điều tiết giao thông qua khu vực, tránh để xảy ra sự cố không đáng có. "Đến nay cửa hàng đã mở bán được 20 ngày. Mỗi ngày, mọi người đều xếp hàng từ sáng đến tối, liên tục không nghỉ, trung bình từ 30 phút đến 1 tiếng, thậm chí là hơn. Nhân viên sẽ phát số thứ tự mua hàng như tem phiếu ngày xưa, để hạn chế tình trạng hỗn loạn".

Trong lúc chờ đợi, một số người "giết" thời gian bằng cách chơi điện thoại.

Số khác, chủ yếu là người lớn tuổi mệt mỏi ngồi xuống vỉa hè.

Đúng 3h15 phút, nghe tiếng xe tải từ đằng xa, người dân biết rằng khẩu trang đã về, đứng vào hàng ngay ngắn, đợi nhân viên phát số thứ tự.

Chú Hùng (57 tuổi) vui vẻ "khoe" số thứ tự của mình, cho biết đã đợi 30 phút để mua khẩu trang cho các cháu nhỏ ở nhà. "Vì ở đây bán giá niêm yết và có thể sử dụng lại, đỡ lãng phí, nên tôi chấp nhận xếp hàng dài đợi mua. Tuy đông đúc nhưng ai cũng rất trật tự, không xô đẩy nhau".

Người dân vui cười khi biết khẩu trang sắp được bán ra, giữa tình hình căng thẳng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (37 tuổi) đợi 1 tiếng rưỡi nhưng vẫn chưa có hàng. Nếu bỏ về thì lãng phí công sức, anh quyết tâm kiên nhẫn đợi chờ, mua bằng được khẩu trang vải kháng khuẩn. "Hôm nay rảnh rỗi nên tôi tranh thủ tới đây mua khẩu trang. Khi đến thì cửa hàng thông báo hết hàng nên tôi và bà con tiếp tục phải đợi, nhưng đợi đến bao giờ thì chưa biết. Ở đây họ bán giá niêm yết, mỗi người chỉ mua được 5 cái mỗi lượt, giá 35.000 đồng, muốn mua hơn cũng không bán để tất cả người dân đều có sử dụng", anh Tuấn nói.

Những gói khẩu trang vải được bán ra trong niềm háo hức, đợi chờ của người dân. Theo ước tính, tại các chuỗi cửa hàng của Công ty dệt kim Đông Xuân, 15-17.000 khẩu trang vải được bán cho 3-4.000 khách hàng mỗi ngày.

Việc mua bán được diễn ra nhanh chóng để kịp thời phục vụ bà con. Tuy nhiên có những người đến muộn, hoặc cửa hàng hết khẩu trang, họ tiếc nuối ra về, hẹn ngày mai lại tới.

"Hôm trước đến lượt tôi thì hết hàng, nên hôm nay tôi đến từ 2h chiều để đợi. Rất may tôi đã có thể mua được một gói cho gia đình", chị Hoài (28 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết.

Một số người dân vì ngại xếp hàng đã nghĩ ra cách mua lại khẩu trang của người trước với giá 20.000 đồng/ chiếc. Có người đồng ý bán lại, nhưng cũng có người lắc đầu, vì hiện nay, để mua được khẩu trang giữa thời dịch bệnh không phải là điều dễ dàng.

Dòng người vẫn xếp hàng đợi chờ, ước tính đến tận tối cùng ngày, mới có thể cầm trên tay gói khẩu trang 5 chiếc.

Xem thêm thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại ĐÂY.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nguoi-ha-noi-rong-ran-het-ca-con-pho-doi-nhan-tem-phieu-de-mua-khau-trang-vai-su-dung-30-lan-2020021418324127.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY