Người mắc covid-19 có ăn được dưa hấu?
Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm covid-19 tại nhà của bộ y tế, người mắc covid-19 cần:
- Ăn uống bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.
- Cần bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...
- Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc... đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.
- Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
- Người bệnh nên tăng cường ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.
Theo hướng dẫn, người mắc covid-19 có thể ăn đa dạng các loại trái cây tươi. dưa hấu cũng là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, nhiều nước và chất xơ tốt cho tiêu hóa. đặc biệt là vitamin c, a, lycopene… trong dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên người mắc covid-19 có thể ăn được nếu không có bệnh lý đặc biệt cần áp dụng chế độ ăn riêng.
Ai không nên ăn dưa hấu?
Tuy nhiên cần lưu ý, dù dưa hấu có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều.
- do dưa hấu có tính hàn nên người mắc covid-19 có bệnh lý dạ dày, cảm lạnh không nên ăn.
- Người có chức năng tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hay đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… không nên ăn.
- Đối với người mắc bệnh đái tháo đường có thể ăn dưa hấu nhưng chỉ nên ăn ít và cân bằng với các loại thức ăn khác để tránh tăng đường huyết.
F0 ăn uống như thế nào nhanh khỏi bệnh
Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì khó tiêu hóa. Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn ngon hơn. Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa, khoảng hai cốc một ngày, đặc biệt là sữa năng lượng cao.
Nếu ăn kém hoặc kém tiêu hóa, cần bổ sung thêm probiotic mỗi ngày hai lần, uống viên đa vitamin - khoáng chất cho người lớn, hay dạng siro/cốm đa vitamin - khoáng chất cho trẻ em, giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, cơ thể mau bình phục hơn.
Ảnh minh họa.F0 kèm theo bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân béo phì... cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và chế độ ăn do bác sĩ dinh dưỡng tư vấn. Ví dụ người bệnh đái tháo đường thì lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết. Người tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng muối theo các mức độ khác nhau như chế độ ăn nhạt khoảng 1-2 g muối, chế độ ăn nhạt vừa khoảng 2-3 g muối một ngày, chế độ ăn nhạt hoàn toàn.
F0 có triệu chứng nặng, điều trị tại bệnh viện, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn phụ thuộc mức độ lâm sàng. trường hợp người bệnh còn tỉnh táo thì có thể chủ động ăn uống, f0 rối loạn ý thức sẽ ăn qua ống sonde dạ dày hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, f0 cần tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe, với môi trường. hoạt động thể lực như tập thở, đi bộ, chạy tại chỗ, phẩy tay, tập yoga...; thời gian khoảng 45-60 phút, mỗi ngày hai lần.
Theo Mộc/Thể thao & Văn hóa
Link bài gốc Lấy link
https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/nguoi-mac-covid-19-co-nen-kieng-an-dua-hau-khong.htmlTheo Mộc/Thể thao & Văn hóa