Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân Covid-19 tự điều trị tại nhà kể lại chuỗi ngày khó quên

Dân trí “Tôi cảm thấy rất yếu, việc đi lại gần như là bất khả thi với tôi lúc này. Đôi lúc tôi cảm thấy nóng, đôi lúc là lạnh và cũng có khi cả 2 cảm giác này xảy ra đồng thời”, bệnh nhân này thuật lại. Hà Nội: Thêm một ca dương tính với virus corona ở thôn Hạ Lôi Học sinh đi xin nước rửa tay, khẩu trang về phát cho người dân phòng dịch Bức tường phòng thủ giúp New Zealand dập Covid-19 trong 2 tuần

Sau khi người vợ trở về nhà từ chuyến du lịch Dubai, M. – Một người đàn ông 46 tuổi sống tại Vương quốc Anh đã bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, M. vẫn được các bác sĩ khuyến cáo nên tự cách ly điều trị tại nhà, vì tình trạng vẫn chưa quá trầm trọng.

Cùng dõi theo cuộc chiến của người đàn ông này với Covid-19, qua những trang nhật ký được anh viết lại:

“Vợ tôi trở về nhà sau 1 chuyến bay dài từ sân bay đông đúc nhất thế giới. Vì vậy, trong đầu tôi thoáng qua suy nghĩ về việc cô ấy đã phơi nhiễm với mầm bệnh. Bước xuống từ máy bay, cô ấy vẫn ổn nhưng người có dấu hiệu nóng. Dẫu vậy, cô ấy vẫn đinh ninh rằng, điều này là do điều hòa máy bay có vấn đề và các hành khách khác cũng phàn nàn như vậy” – M. bắt đầu cuốn nhật ký của mình.

Anh cũng chia sẻ thêm rằng, sau khi đưa vợ về nhà, thân nhiệt của cô đã dần về mức bình thường và điều này khiến M. nghĩ mọi thứ vẫn ổn.

Mọi chuyện lại không như những gì M. và người vợ nghĩ. Chỉ 2 ngày sau khi đón vợ về từ Dubai, M. thức dậy với những cơn đau nhức khắp các cơ và tình trạng viêm họng nặng. Sau khi trình bày về vấn đề này, sếp của M. đã yêu cầu anh làm việc tại nhà. Tình trạng của M thậm chí còn trở nặng chỉ sau 2 tiếng.

“Tôi cảm thấy như mình bị cúm, đau đầu, cảm thấy nóng lạnh thất thường, cơn đau cơ tỏa rộng quanh cổ, vai nhưng ngực là nơi đau nhất. Tôi kiểm tra thân nhiệt một vài lần nhưng kết quả lại vẫn bình thường. Tôi cũng mất hoàn toàn vị giác và khứu giác” – M. mô tả tình trạng bệnh của mình.

Sau khi gọi cho Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và tham khảo lời khuyên được đưa ra trên mạng, triệu chứng của M. lại không khớp với đại dịch đang lây lan toàn cầu.

M. cho biết: “Triệu chứng của tôi không ăn khớp với thông tin về Covid-19. Tôi không bị sốt li bì hay ho. Tôi cảm thấy bối rối và thậm chí cũng không có hướng dẫn nào về cách để tôi có thể xét nghiệm, mà chỉ vỏn vẹn khuyến cáo về việc tự cách ly.

Tối hôm đó, 48 tiếng từ sau khi tiếp xúc với vợ, tôi cảm thấy kiệt sức, nhưng mỗi khi cố chợp mắt tôi lại tỉnh dậy ngay sau đó 10-15 phút. Tôi cảm thấy mơ hồ và cảm tưởng rằng, mình có thể nằm li bì như thế này suốt nhiều ngày liền, hiện tượng này đã xảy ra vào tất cả các buổi tối sau đó. Các cơn đau cơ thì tiếp tục trầm trọng hơn”.

Đến lúc này, M. tin chắc rằng, anh ta và vợ đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2. M. cố gắng chợp mắt khi những cơn đau cơ nghiêm trọng liên lục hành hạ, chân bị chuột rút và sốt cao.

“Tôi cảm thấy rất yếu, việc đi lại gần như là bất khả thi với tôi lúc này. Đôi lúc tôi cảm thấy nóng, đôi lúc là lạnh và cũng có khi cả 2 cảm giác này xảy ra đồng thời” – M. cho biết.

Theo những gì M. thuật lại trong nhật ký, anh còn có cảm giác khát nước bất thường và dù uống bao nhiêu nước cũng không đem lại tác dụng gì. Virus SARS-CoV-2 cũng khiến làn da của M. trở nên nhạy cảm và đau nhói khi chạm vào. Thậm chí, bụng của M. còn quặn đau theo một cách mà anh mô tả là “không giống bất kì căn bệnh nào”. Được biết, đây cũng là ngày đầu tiên thân nhiệt của M. cao hơn bình thường: 39.1 độ C.

Các triệu chứng ngày càng trở nặng và M. nghĩ rằng, đã đến lúc mình phải vào bệnh viện. M. chia sẻ: “Tôi tỉnh giấc với cơn đau ở vùng ngực trái, cơn đau này liên tục chuyển vị trí trong vài giờ cho đến khi lan ra toàn bộ ngực. Cảm giác này giống như có vật gì đang đè nặng lên người và tôi không thể hít 1 hơi thật sâu. Việc uống nước cũng đủ làm tôi đau và nhịp thở của tôi rất gấp giống như đang chạy bộ, cảm giác như thể tôi cố hít thật sâu nhưng không có không khí đi vào phổi”.

Điều may mắn xảy đến với M. bởi tình trạng của anh đã được cải thiện vào buổi sáng ngày thứ tám, việc hít thở trở nên dễ dàng hơn mặc dù vẫn cảm thấy tức ngực. Tuy nhiên, mọi chuyện lại trở nên tồi tệ sau giấc ngủ trưa. “Tôi tưởng rằng đã có phép màu nhưng mọi chuyện lại đâu vào đó vào buổi chiều. Cảm giác mệt mỏi và những cơn đau quay trở lại và còn tồi tệ hơn” – M. chia sẻ.

Hiện tượng tức ngực vẫn tồi tệ như trước. M. cảm thấy rằng, Thu*c Paracetamol mà mình đang uống dường như đã mất tác dụng. Vì vậy, anh quyết định gọi cho NHS để đặt lịch khám: “Sau khi trình bày các triệu chứng, bác sĩ cho rằng, tình trạng của tôi đã chuyển biến nặng. Một lần nữa tôi hỏi về việc xét nghiệm virus nhưng họ bảo rằng, điều này chỉ được thực hiện khi bệnh tình của tôi thực sự nghiêm trọng. Bác sĩ cũng bảo rằng, tốt nhất tôi nên ở nhà và chỉ khi thấy hiện tượng thở rất gấp, khó thở thì hãy liên lạc lại để được nhập viện”.

“Tôi tiếp tục thức giấc sau một giấc ngủ rất sâu, lúc này đã là giữa trưa. Ngực của tôi vẫn còn đau và cơn đau cũng đã quay trở lại ở phần lưng. Tuy nhiên, nhịp thở của tôi vẫn trong tầm kiểm soát và tôi biết mình vẫn sẽ ổn nếu ở nhà” – M. chia sẻ.

Từ những trải nghiệm tồi tệ của mình, M. cho biết rằng, anh đã thấu hiểu sự nguy hiểm của căn bệnh này, đặc biệt là đối với người già, nhất là khi nó ảnh hưởng đến việc hít thở.

“Hãy ở nhà và làm mọi cách để tránh xa căn bệnh này”, anh chàng này nhắn gửi đến tất cả mọi người.

Minh Nhật

Theo Mirror

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-nhan-covid-19-tu-dieu-tri-tai-nha-ke-lai-chuoi-ngay-kho-quen-20200410152908849.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY