Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Người ở TP.HCM về từ Đà Nẵng cần theo dõi sức khỏe trong 28 ngày

MangYTe - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) có khoảng 51.000 người rời Đà Nẵng về TP.HCM từ 1-7-2020 thực hiện khai báo y tế. Đến sáng 11-8, thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 48.000 người và phần lớn có kết quả âm tính.

Nhân viên y tế lấy dịch phết họng một người dân TP.HCM từ Đà Nẵng trở về tại một trạm y tế phường trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: X.MAI

Cũng theo HCDC, các trường hợp về từ Đà Nẵng đủ 14 ngày, có xét nghiệm âm tính vẫn cần tiếp tục theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày nữa.

Hiện nay, đã có khoảng 51.000 người rời Đà Nẵng từ 1-7-2020 đã thực hiện khai báo y tế. Số liệu thống kê đến sáng ngày 11-8, thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 48.000 người, còn khoảng 3.000 trường hợp chưa được lấy mẫu tập trung tại 10 quận, huyện.

Trong số này, có không ít những trường hợp từ chối hoặc không đến lấy mẫu theo hẹn.

Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận, huyện tập trung hoàn thành việc lấy mẫu trong ngày hôm nay 11-8, trong đó đề nghị chính quyền, công an địa phương hỗ trợ trong việc vận động, yêu cầu người dân tuân thủ việc lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Hiện nay đã có hơn 45.000 trường hợp có kết quả xét nghiệm, trong đó chỉ có 6 trường hợp dương tính.

Trong số trường hợp dương tính đều liên quan đến bệnh viện Đà Nẵng và điểm nguy cơ tại Đà Nẵng theo thông báo của Bộ Y tế.

TP đã tiến hành phân loại nguy cơ những trường hợp về từ Đà Nẵng. Những trường hợp nguy cơ cao đã được thực hiện cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Những trường hợp nguy cơ thấp được cách ly, tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

HCDC khuyến cáo, những trường hợp rời khỏi Đà Nẵng trên 14 ngày có một lần kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, và thực hiện các hướng dẫn phòng bệnh của ngành y tế.

Cụ thể, các trường hợp trên chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; không đến nơi tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc, không tiếp xúc gần với người khác, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Bên cạnh đó, những người này cần ghi nhận nhật ký đi lại của mình ít nhất trong 28 ngày kể từ ngày rời khỏi Đà Nẵng.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh COVID-19 như sốt, ho, khó thở... phải khai báo ngay với y tế địa phương hoặc đến ngay bệnh viện quận huyện để được khám và xét nghiệm tầm soát lại.

THÙY DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/nguoi-o-tphcm-ve-tu-da-nang-can-theo-doi-suc-khoe-trong-28-ngay-20200811174625813.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong những ngày qua, Bệnh viện Đa khoa Medlatec nhận được nhiều thông tin phản hồi của khách hàng, đối tác về các đối tượng nặc danh lấy thương hiệu dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Medlatec để lừa gạt thông qua các hình thức như: Giả danh số điện thoại, sử dụng hình ảnh quảng cáo mạng xã hội. Sự mạo danh, lừa bịt này ảnh gây hiểu lầm,cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của khách hàng, và uy tín được bệnh viện tâm huyết xây dựng trong suốt 24 năm qua.
  • Các nhà khoa học Mỹ đã thiết kế một miếng dán da có thể theo dõi chuyển động, nhịp tim và nhịp thở mà không cần sử dụng bất kỳ dây, pin hoặc mạch nào.
  • Nằm trong chương trình đồng hành chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhân dịp kỷ niệm 22 năm thành lập, MEDLATEC tổ chức chương trình: Miễn phí xét nghiệm men gan (AST, ALT) và đường máu (Glucose). Cơ hội miễn phí này tiếp tục được kéo dài hết ngày 18/3, áp dụng cho tất cả khách hàng đến khám trực tiếp tại Bệnh viện, phòng khám hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại các văn phòng, chi nhánh của MEDLATEC.
  • (MangYTe) - Nhân dịp kỉ niệm 22 năm thành lập, Bệnh viện đa khoa Medlatec đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Bộ Y tế. Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã tới dự.
  • Em đi khám xét nghiệm không bị viêm gan virut nhưng lại có tăng men gan (men gan ALT(SGPT)= 51.0 U/L). Xin hỏi em bị bệnh gì và có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe không ạ?
  • Những phụ nữ có đôi chân khỏe mạnh thì chắc chắn sự lão hóa sẽ đến chậm hơn. Một nghiên cứu trong 10 năm qua trên hơn 300 cặp song sinh ở Anh cho biết.
  • Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Lai Châu tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, ch*t và những vùng có nguy cơ cao.
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến cao nhất tiếp nhận khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới từ các tuyến gửi đến.
  • Bộ Y tế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa tổ chức Hội thảo tư vấn quốc gia về Dự án “Triển khai Sổ Theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em”...
  • Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là công cụ theo dõi và chăm sóc liên tục sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong thời gian mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và đến khi trẻ được 6 tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY