Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người phụ nữ Hà Nội mắc căn bệnh một thời kinh hoàng tưởng đã tuyệt chủng

Bệnh nhân là người phụ nữ 47 tuổi ở Hà Nội. 3 năm trước, bệnh khởi phát với ban đỏ, ngứa ở bàn tay hai bên kèm dát đỏ ở mặt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, đau khớp gối và khớp cổ chân.
Ảnh minh họa: Internet Ảnh minh họa: Internet

1 năm trước, bà hoại tử đầu ngón hai bàn chân phải, phải cắt cụt. 3 tháng gần đây, bệnh nhân xuất hiện tổn thương dạng cục ở vùng cẳng tay, cẳng chân và thân mình, tổn thương đỏ, ấn đau, một số mất đi để lại dát thâm, kèm sốt.

Sau đó, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tại đây, khám lâm sàng bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có tổn thương dạng hồng ban nút. Nhiều tổn thương dạng nodule kích thước 0,5cm, tổn thương dạng dát, mảng thâm nhiễm nhẹ, thâm tím, ấn đau ở cẳng tay, căng chân, ngực, thân mình phù nề nhẹ 1/3 dưới cẳng chân phải, ấn đau.

Do dùng corticoid dài ngày, da bệnh nhân mỏng, giãn mạch, khô, bóng. Bệnh nhân còn bị mất cảm giác 1/3 dưới cùng bàn chân 2 bên, mất cảm giác 1/3 trên cẳng tay trái.

Sau nhiều lần hội chẩn, loại trừ, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh phong, điều trị theo phác đồ phong thể nhiều vi khuẩn. Theo dõi điều trị sau 10 ngày, bệnh nhân có đáp ứng tốt, không sốt, cơ năng hết đau, hầu hết tổn thương hết đỏ, trở thành dát tăng sắc tố.

Bs trần mẫn chu, khoa huyết học - sinh hóa - giải phẫu bệnh, bệnh viện da liễu trung ương, cho hay trên lâm sàng tổn thương da ban đầu của bệnh nhân giống biểu hiện lupus ban đỏ hệ thống. thậm chí, khi vào viện, tổn thương trên da không điển hình bệnh phong mà rất giống với các bệnh da khác gồm cả bệnh ác tính, bệnh da tự miễn, hay dị ứng.

Đây là điều không lạ trên thế giới. tuy nhiên, tại việt nam, các ca bệnh phong mới ghi nhận có những biểu hiện lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh hệ thống hay bệnh da ác tính khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.

Bộ Y tế thông báo thu hồi lô kem nẻ, nước muối vì không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược vừa ra thông báo thu hồi toàn quốc hai lô "Nước muối Vĩnh Phúc Smiles và mỹ phẩm Kem chống nẻ Gold Bee do không đạt chất lượng...

Tiếp xúc với ca mắc COVID-19 như thế nào thì xác định là F1, F2?

Theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế.

Châu Á tăng cao kỷ lục ca mắc mới, Việt Nam một ngày thêm gần 2.800 người đi cách ly

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, hiện số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang cách ly là 19.806 người, tăng gần 2.800 người so với một ngày trước đó. Diễn biến dịch tại Châu Á đang hết sức phức tạp với số ca mắc mới tăng cao kỷ lục.

Bị ong đốt 1 nhát, người phụ nữ Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch

Khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ khai thác được trước khi bị tình trạng cấp cứu và hôn mê, bệnh nhân bị một con ong đốt vào đùi. Vết đốt đau nhói dữ dội, 10 phút sau bệnh nhân choáng váng mệt lả người, tím tái và dần mất ý thức.

Thuận Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nguoi-phu-nu-ha-noi-mac-can-benh-mot-thoi-kinh-hoang-tuong-da-tuyet-chung-1761081.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY