Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người phụ nữ Mỹ vượt ngàn cây số từ TP.HCM ra Hà Nội hiến huyết tương cứu người

(MangYTe) - Bà Kelly lên máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội hiến huyết tương cứu người sau khi biết được thông tin kêu gọi từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ngày 12/8, bs ckii vũ thị thu hương – trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (giải phóng) cho biết, sau 7 ngày kêu gọi bệnh nhân khỏi covid-19 hiến huyết tương cứu người, đến nay bệnh viện có 17 người đăng ký tình nguyện.

Riêng  sáng nay, bệnh viện có 5 người được khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm để xét điều kiện hiến huyết tương. đáng chú ý, trong số những người đến đăng ký, có một trường hợp là phụ nữ, bà kelly michelle koch, 50 tuổi, quốc tịch mỹ đi từ tp.hcm ra hà nội để xin hiến huyết tương cứu người.

Bà kelly chính là bn83, từng mắc covid-19 nhưng đã khỏi bệnh. khi biết tin bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương kêu gọi người hiến huyết tương, bà đã đáp chuyến bay từ tp.hcm ra hà nội mong muốn được góp sức cứu người.

Bà kelly cho biết, bà làm việc ở việt nam được 7 năm cho một tổ chức phi chính phủ. bà vô tình mắc covid-19 khi trở về từ châu âu. sau đó, bà được điều trị cách ly tại bệnh viện dã chiến củ chỉ (tp.hcm).

“Không phải ai cũng may mắn như tôi. Từ khi mắc bệnh đến lúc được điều trị khỏi, tôi luôn biết ơn Chính phủ Việt Nam và các bác sĩ đã tận tình cứu chữa. Giờ đây, tôi muốn đóng góp một chút sức lực của mình để giúp đỡ mọi người. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được làm điều này”, bà Kelly chia sẻ.

Là 1 trong 5 người được khám sàng lọc điều kiện hiến huyết tương sáng nay là chị cát thị yến, 21 tuổi, ở hưng yên. chị là bn155 bị mắc covid-19 thời gian vừa qua, được điều trị khỏi bệnh. nhận thấy tình hình dịch covid-19 trong nước lây lan mạnh với nhiều ca bệnh mới và nhiều người phải thiệt mạng, chị yến muốn đăng ký hiến huyết tương để cứu giúp người khác.

Chị cho biết, do từng là bệnh nhân nên rất hiểu cảm xúc của những người bệnh covid-19 đang trải qua hiện nay. do vậy, chị quyết định đóng góp 1 phần nhỏ bé để cứu người, giúp đời.

“Tôi từng là một bệnh nhân COVID-19. Cảm xúc lúc đó là rất lo lắng, sợ hãi và hoang mang. Chính vì vậy tôi rất hiểu cảm giác của các bệnh nhân hiện nay. Thời gian này dịch bệnh đang bùng phát với nhiều bệnh nhân và ca Tu vong, tôi muốn đóng góp một phần nào đó để giúp mọi người”, chị Yến nói.

Hiến huyết tương cứu người là gì?

Theo ts.bs văn đình tráng - phụ trách khoa vi sinh, sinh học phân tử, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, điều phối chính của nghiên cứu, việc dùng huyết tương của người khỏi bệnh sử dụng trong nghiên cứu, điều trị cho bệnh nhân đang mắc bệnh xuất hiện từ năm 2003, thời điểm các bệnh như sởi, cúm và sars… bùng phát.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ dùng kháng thể của người khỏi bệnh để chống lại tác nhân xấu, qua đó phòng ngừa và điều trị một bệnh truyền nhiễm. Nói cách khác đây là phương pháp điều trị duy nhất cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tiêu diệt virus, ngăn bệnh diễn biến nặng hơn.

BS Tráng cho biết, hiện vẫn chưa có Thu*c đặc trị căn bệnh này. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều quốc gia nghiên cứu, thử nghiệm nhiều loại Thu*c và bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn không có tác dụng nhiều trong điều trị và dự phòng COVID-19.

Do vậy, phương pháp dùng huyết tương của người khỏi bệnh sử dụng cho bệnh nhân covid-19 được coi là “cứu cánh” trong tình hình hiện nay.

Theo bs tráng, huyết tương của người khỏi covid-19 có chứa rất nhiều kháng thể trung hòa virus corona đã được thử nghiệm ở nhiều nước và bước đầu cho thấy hiệu quả với bệnh nhân nặng.

“để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy khoảng 600ml huyết tương từ người hiến tặng (người đã khỏi bệnh covid-19). số huyết tương này sẽ được phục vụ cho nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân mắc covid-19. để đảm bảo sức khỏe của người hiến tặng, bác sĩ sẽ dùng dung dịch huyết thanh S*nh l* bù lại lượng huyết tương của người đó”, bs tráng nói.

Ai đủ điều kiện hiến huyết tương?

Theo bs tráng, để đảm bảo việc hiến/nhận huyết tương theo đúng quy định, quy trình, người hiến tặng sau khi hoàn tất thủ tục sẽ được xét nghiệm và sàng lọc kỹ. nếu đáp ứng đủ các tiểu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.

Điều kiện cơ bản để hiến huyết tương đó là người từ 18-65 tuổi, nặng trên 50kg đối với nam, 45kg với nữ và từng mắc covid-19 nhưng đã khỏi bệnh. những người này cũng chỉ được đăng ký sau khi đã xuất viện đủ 14 ngày và làm các xét nghiệm sàng lọc các bệnh truyền nhiễm khác.

Đối với người nhận, bệnh nhân phải là người đang mắc covid-19 có tuổi từ 18-75 đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu đã đề ra. “người hiến tặng có thể chủ động liên hệ tới đường dây nóng 19003228 của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương để được tư vấn, giải đáp. việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện”, bs tráng nói.

Bộ y tế vừa phê duyệt nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp “đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.

Đề tài do TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương như Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương…

Video: Việt Nam nghiên cứu dùng huyết tương trị virus corona

chuyên đề: xuất hiện ca covid-19 mới trong cộng đồng

Phạm Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/nguoi-phu-nu-my-vuot-ngan-cay-so-tu-tphcm-ra-ha-noi-hien-huyet-tuong-cuu-nguoi-ar563398.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Đã có 12 ca ghép thận, 2 ca ghép tim và 3 ca ghép gan được tiến hành ghép tại BV Việt Đức với chi phí rẻ chỉ bằng 1/3 so với nước ngoài.
  • Từ đầu tháng 5 đến nay, rải rác ở các địa phương như Quảng Ngãi, Điện Biên, Kon Tum, Nghệ An, Đồng Nai... đã xảy ra nhiều vụ sét đánh làm Tu vong 11 người và trên 30 người bị thương.
  • Con trai tôi 12 tuổi bị hóc xương gà, gia đình rất lúng túng không biết cấp cứu ra sao, phải chở đi bệnh viện điều trị, may mà cháu đã qua khỏi. Xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu?
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY