Hiện tại, mức tiêu thụ thịt của người Việt đang ở mức 1,2 -1,4 gr thịt/kg cân nặng/ngày. Nếu lao động nặng, mức khuyến cáo 2,2 gr thịt/kg cân nặng/ngày. Tại Mỹ, mức tiêu thụ thịt được khuyến cáo 0,9 gr/kg cân nặng, thấp hơn so với khuyến cáo của Việt Nam.
bác sĩ đoàn thị anh đào, phó trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện thanh nhàn cho hay, chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ tùy theo từng trường hợp cá thể. đối với người thành thị do nếp sinh hoạt và cuộc sống không có thời gian để chuẩn bị. do vậy, các thực phẩm đạm thường được dùng nhiều.
Một chế độ ăn không cân đối sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gút, tăng huyết áp, tim mạch….
Ăn thịt quá nhiều đối diện với nguy cơ nhiều bệnh tật, ảnh minh hoạ.
Để phòng tránh các bệnh lý không lây, bác sĩ Đào khuyến cáo nên có một chế độ ăn cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm: đạm, chất béo, bột đường, rau xanh và hoa quả tươi.
Pgs.ts nguyễn xuân ninh, nguyên trưởng khoa vi chất, viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong 30 năm quan sát mức tiêu thụ thịt của người việt đã tăng lên 6 lần, trong khi đó, rau vẫn chưa đạt so với khuyến nghị. trong đó, mức tiêu thụ ở nông thôn chỉ bằng 2/3 người sống ở thành thị.
Việc ăn nhiều thịt làm tích mỡ, tạo gánh nặng cho thận. Axit uric sẽ tăng lên trong máu do quá trình chuyển hóa protein trong thịt, do vậy thận phải hoạt động nhiều hơn để loại chất thải độc hại.
Ngoài ra, dư thừa protein động vật chứa nhiều purin cũng sẽ gây tăng axit uric máu, tăng nguy cơ gây ra bệnh gút.
PGS. Ninh khuyến cáo, việc ăn quá nhiều thịt, không đủ rau so với khuyến cáo sẽ có thể dẫn tới tình trạng thiếu vitamin C. Vitamin C hiếm khi tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nếu thiếu vitamin C còn khiến cơ thể dễ mắc các loại bệnh bắt nguồn từ hệ miễn dịch suy yếu.
Việc ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có chứa nhiều chất chất béo bão hòa, có thể làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL), dẫn đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
PGS. Ninh khuyến cáo: "Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hơn 510 g thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, ăn thịt chế biến thường xuyên, dù ít, có thể dẫn đến ung thư dạ dày và đại trực tràng. Nguyên nhân là thịt chứa nhiều chất béo bão hòa, cần nhiều thời gian để tiêu hóa, dễ gây tổn thương thành ruột, dẫn tới ung thư đại tràng".
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ cấu sinh năng lượng từ protein (đạm), lipid (chất béo), và glucid (chất bột đường) năm 2020 là: 15,8%; 20,2% và 64,0% (tỷ lệ % so với tổng năng lượng ăn vào).
Cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu thụ thịt tăng cao tại thành thị, và trong thịt vẫn có mỡ, do đó lượng mỡ động vật tiêu thụ thực tế có thể cao hơn.
PGS Ninh khuyến nghị, nhu cầu protein khuyến nghị cho người trưởng thành là 60-70g/ngày, trong đó protein động vật chiếm trên 30%.
Pgs.ts nguyễn thị lâm, nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, theo điều tra mới đây của viện dinh dưỡng, thịt trong khẩu phần ăn của người thành phố đang tăng nhanh. việc ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy có mắc các bệnh mãn tính không lây.
"Sức khỏe chỉ tốt khi mọi người có một chế độ ăn cân đối, nên bớt ăn thịt và tăng cường ăn đạm từ đậu, đỗ (đạm thực vật)", PGS Lâm nói.
Tại hội nghị công bố Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 kết quả điều tra cho thấy, năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn của người Việt Nam đạt 2.023 kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1.925 kcal/người/ngày năm 2010.