Kinh tế xã hội hôm nay

Người Việt ở Hungary: Một xã hội rất nhân văn thời dịch Covid-19

Sống ở Hungary đã 21 năm, tôi cảm nhận được sự ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid-19 đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Nhưng trên hết, ai nấy đều đồng lòng với các quyết sách ngăn dịch của chính phủ.

Đặc biệt quan tâm người già 

Dịch xuất hiện, khiến lịch làm việc của tôi phải thay đổi nhiều. Thông thường một năm tôi về Việt Nam công tác 6 - 7 lần nhưng nay tôi phải hủy 2 chuyến về quê hương cũng như các chuyến đi nước ngoài đến Đức, CH Czech, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy.

Thời gian này, Hungary áp dụng lệnh hạn chế đi lại, dự tính kéo dài đến 11.4. Người dân chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết (đi làm, đi mua thực phẩm). Các cửa hàng thực phẩm mở cửa từ 9 - 12 giờ cho người trên 65 tuổi. Sau khoảng thời gian này, người lớn tuổi sẽ không được đến.

Luật 9 - 12 giờ dành cho người lớn tuổi mua sắm để tránh lây nhiễm và để dành hàng hoá tươi ngon nhất cho các cụ mua đầu tiên. Một rất nhân văn.

Người Việt ở Hungary: Một xã hội rất nhân văn thời dịch Covid-19 - ảnh 1

Người dân được khuyên không nên đi thăm viếng người già. Bù vào đó, các khu chung cư giúp đỡ người già mua sắm để họ không phải ra đường. Mọi người rất đoàn kết. Chỗ tôi sống ở có 2 cụ già, ai sống ở đây đều gọi điện hỏi các cụ cần gì để mua giúp trước khi đi mua sắm.

Cùng sốc tinh thần cho nhau

Nhà hàng chỉ phục vụ bán mang đi. Không có nơi vui chơi giải trí nào hoạt động. Mọi người phải cách nhau 1,5m khi ra đường và được khuyến khích đeo khẩu trang.

Theo tôi được biết, không ai ca thán nhiều. Ở nhà cách ly, người lớn làm việc trẻ con học online. Tối bạn bè họp mặt online. Cuối tuần làm party “cách ly” ở nhà rồi online chung vui với bạn bè để cùng sốc tinh thần nhau lên.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước hỗ trợ thuế. Các cửa hàng được chủ cho thuê mặt bằng giảm hoặc miễn giá. Nói chung ai cũng đồng lòng.

Hoạt động thể thao ngoài trời vẫn được phép, nhưng chính quyền khuyên nên đến nơi vắng người và phải cách nhau ít nhất 1,5m.

Người Việt ở Hungary: Một xã hội rất nhân văn thời dịch Covid-19 - ảnh 2

Mọi người tăng cường tập thể dục để tăng cường sức đề kháng

NVCC

Trước đó, chính phủ khuyến khích các công ty cho nhân viên làm việc ở nhà. Các cơ quan hành chính công của chính phủ chỉ mở cửa 2 ngày/tuần, mỗi lần 3 tiếng. Việc kê khai đóng thuế năm nay được giãn đến ngày 1.7. Các giấy tờ hết hạn được xem như còn hạn cho đến hết dịch. Trường học đóng cửa và không ai được phép vào trường đại học.

Ở các ký túc xá, sinh viên phải về nhà hoặc ra ngoài để dành cho các nhân viên y tế làm nơi cách ly và bệnh viện dã chiến. Chính phủ đã lên kế hoạch cầm cự lâu dài, tránh tình trạng lây lan đột ngột khiến nền y tế quá tải. Viện dưỡng lão và bệnh viện cũng không cho người thân đến thăm viếng.

Online và... online

Gần như hoạt động trong xã hội đã chuyển qua online hết: mua bán, giao dịch online để tránh gặp gỡ. Hàng ngày, chính phủ lên truyền hình và livestream trên Facebook cho toàn dân biết về tình hình dịch Covid-19.

Một số sinh viên nước ngoài bị cách ly nhưng cố ý chống đối đã bị phạt - đuổi về nước (họ vẫn được ở lại cho đến khi xong dịch sẽ bị đưa về). Nói chung, tôi hài lòng và yên tâm với các chương trình hành động của chính phủ để ngăn chặn dịch Covid-19.

Là người đồng sáng lập và CEO của công ty dược phẩm công nghệ cao NAVITA pharma (trụ sở Budapest, Hungary), tôi và các đồng nghiệp từng nhiều lần làm việc online rồi, nhưng đây là lần đầu tiên làm đồng bộ và lâu dài như thế. Nhưng làm việc online chỉ áp công việc văn phòng thôi, chứ công việc nghiên cứu và sản xuất thì không được.

Với công việc văn phòng, tất cả mọi người dều dùng Google meeting, để chế độ online, thấy nhau nhưng tắt tiếng. Cứ mỗi tiếng sẽ đọc hết tin nhắn, chát chung nói chuyện.

Người Việt ở Hungary: Một xã hội rất nhân văn thời dịch Covid-19 - ảnh 3

Tác giả làm việc tại nhà thời dịch Covid-19

NVCC

Công việc nghiên cứu dừng lại hết, nếu có thí nghiệm bắt buộc thì để chế độ tự động, có thể điều khiển qua internet, nhưng cũng hạn chế. Các trường đai học đã đóng cửa, toàn bộ các dự án ở đó phải tạm dừng. Phòng thí nghiệm tại nhà máy hoạt động hạn chế. Tuần chỉ 2 lần, thay phiên nhau, tránh gặp gỡ.

Về sản xuất, hầu hết đã lên kế hoạch từ 1 tháng trước, nên tạm dừng trong 3 tháng nếu nhu cầu không tăng đột biến. Nếu phải sản xuất đột ngột thì đã bố trí người, có khẩu trang, găng tay, và chia thời gian để ránh gặp nhau.

Theo tôi, làm việc tại nhà có một số lợi ích trước mắt, như tránh đi lại, gặp gỡ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm; chủ động thoải mái môi trường làm việc. Tuy nhiên, cũng có nhưng bất lợi bởi thái độ tự giác là tùy vào từng người, vì vậy giao việc phải đúng với năng lực từng người. Thiếu sự giao tiếp, quan tâm, động viên cần có trong công việc mà chỉ offline làm được.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/nguoi-viet-o-hungary-mot-xa-hoi-rat-nhan-van-thoi-dich-covid-19-1206233.html)

Tin cùng nội dung

  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Sỏi thận không chỉ gây đau đớn cho người mắc bệnh mà còn là nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn tính với tỷ lệ Tu vong lên đến 90%.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…