Kinh tế xã hội hôm nay

Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy mùa mưa bão

MangYTe - Vụ T*i n*n lật thuyền trên sông Thu Bồn khiến 5 người Tu vong vừa xảy ra cũng tương tự như vụ đắm thuyền giữa sông Vu Gia cướp đi mạng sống của 6 người đều cùng bà con, họ hàng. Điều đáng nói, các nạn nhân đi trên phương tiện dân sinh, không có áo phao cũng như thiếu những dụng cụ cứu sinh dẫn đến hậu quả thương tâm.

Nỗi đau bao trùm cả khúc sông Thu Bồn. Ảnh: PV

Nhiều vụ lật thuyền ch*t người

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao Quốc gia cho biết, chiếc ghe chở 11 người bị lật trên sông Thu Bồn - thuộc địa phận huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (trong đó 5 người hiện đã tìm thấy thi thể) là phương tiện dân sinh. Đáng lưu ý, kể từ thời điểm cây cầu Cửa Đại (nối TP Hội An và huyện Duy Xuyên) được đưa vào sử dụng (năm 2016), 3 bến đò phục vụ dân sinh cũng chính thức dừng hoạt động. Từ đó, người dân không còn phải vượt hạ nguồn sông Thu Bồn trong cảnh lụy đò. Trường hợp chiếc ghe bị lật vào chiều 8/5 là do người dân vẫn còn giữ thói quen dùng ghe để di chuyển trên sông. Phương tiện dân sinh này không được trang bị áo phao hay bất kỳ vật dụng cứu sinh nào.

Trắng đêm không ngủ vì quá đau buồn trước cái ch*t của những người bạn, anh Huỳnh Thanh Thịnh (người may mắn được cứu sống trong vụ lật thuyền) kể lại: Trưa 8/5, nhóm của anh gồm 11 thanh niên ở thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đi thuyền qua bên kia sông Thu Bồn, đến khu du lịch sinh thái Thuận Tình, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam chơi.

Khoảng 15h cùng ngày, khi quay trở về đến giữa sông (đoạn gần cầu Cửa Đại, địa phận xã Duy Nghĩa) thì chiếc thuyền bị tràn nước, lật chìm xuống sông. 6 người may mắn được cứu sống, 5 người mất tích. Đến sáng 10/5, thi thể nạn nhân cuối cùng mới được lực lượng chức năng tìm thấy.

Đáng thương nhất là hoàn cảnh của Nguyễn Ngọc Trường (SN 1994). Nhà Trường có 2 anh em, cha mẹ đều bị ung thư và đã qua đời nhiều năm trước. Cả 2 anh em làm việc ở địa phương, sống nương tựa vào nhau giờ thì âm dương cách biệt.

Nỗi đau xé lòng, bầu không khí tang thương tràn ngập xóm nhỏ Hội Sơn (xã Duy Nghĩa). Ai cũng đau, cũng xót nhưng cố gắng làm điều gì đó cho gia đình nạn nhân. Những thùng quyên góp từ thiện được đặt ở ngoài bãi sông, đầu xóm, người thắp hương khấn vái dọc bờ sông, người chung tay tổ chức lễ tang cho nạn nhân... mắt ai cũng cay xè, thương xót.

Có mặt tại hiện trường, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhận định, vụ lật thuyền này cũng tương tự như vụ lật ghe thuyền xảy ra cách đây 2 tháng tại huyện Đại Lộc, cùng thuộc tỉnh Quảng Nam khiến 10 người đuối nước (chỉ 4 người được cứu sống). Các nạn nhân cũng đi trên phương tiện dân sinh, không có áo phao cũng như các dụng cụ cứu sinh nên đã dẫn đến hậu quả thương tâm.

Ngày ấy, xóm nghèo Khương Mỹ, xã Đại Cường bao trùm không khí tang thương. Bà con trong xã Đại Cường kéo nhau ra đứng bên bờ sông Vu Gia trong đêm tối mịt. Không ai ngờ được con đò hằng ngày gia đình ông Nguyễn Đình Ba dùng để mưu sinh qua lại khúc sông quen thuộc nay lại nhấn chìm gia đình ông. Theo lời kể lại, chiều 25/2, ông Ba lấy thuyền đưa 10 người trong 3 gia đình từ bãi đi về nhà. Thấy ông Ba chở cả chục người trên chiếc ghe nhỏ, ai cũng can, nhưng ông bảo không sao vì quen qua lại khúc sông này. Trên ghe có ông Ba cùng vợ chồng một người con trai và người thân trong hai gia đình em vợ ông.

Người dân trong thôn cho biết, ông Ba cùng vợ dựng chòi bên bãi bồi ven sông làm nông quanh năm. Nay ông làm mâm cúng bãi nên đưa bà con bên vợ qua thăm, trên đường chở về thì gặp nạn. Vợ ông Ba ở lại trên chòi bên bãi bồi nên không lên ghe. Hay tin ghe chìm, bà ngất lịm ở bãi…

Cần có chế tài mạnh hơn trong lĩnh vực giao thông đường thủy

Nỗi đau vô bờ của người nhà nạn nhân Tu vong trong vụ chìm thuyền.

Tại buổi kiểm tra hiện trường vụ chìm thuyền trên sông Thu Bồn, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, hiện nay các chế tài xử phạt phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn còn rất nhẹ nên đây cũng là nguyên nhân khiến người dân chủ quan, dẫn đến các vụ T*i n*n đau lòng. Do đó, quy định mới trong lĩnh vực giao thông đường thủy sắp tới cần có chế tài mạnh hơn để mang tính răn đe, phòng ngừa T*i n*n.

"Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất đau buồn và bức xúc trước sự việc xảy ra, bởi từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra 2 vụ T*i n*n đường thủy nghiêm trọng. 2 vụ chìm ghe khiến nhiều nạn nhân Tu vong do không có áo phao cũng như những dụng cụ cứu sinh nên mới dẫn đến hậu quả thương tâm. Lần này sửa đổi Nghị định 132 (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa), riêng về chế tài xử phạt phải làm căng như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, thì mới được. Ví dụ ghe tàu không đủ điều kiện, không có áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh thì không được đưa vào khai thác", ông Hùng nói.

Sau khi kiểm tra tại hiện trường vụ chìm ghe, ông Khuất Việt Hùng đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình có nạn nhân Tu vong trong vụ chìm ghe. Tại đây, ông Hùng gửi lời thăm hỏi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia đến các gia đình và mong sớm vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống.

Lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng nhấn mạnh, để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy vào mùa mưa bão như hiện nay là một việc rất cần kíp, phải nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng ngừa như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến tài công, chủ phương tiện, chủ bến cảng, đò ngang và những quy định bắt buộc đối với hành khách, người dân khi tham gia giao thông bằng đường thủy nội địa.

Mặt khác, các cơ quan chức năng, CSGT đường thủy, Thanh tra giao thông, Cảng vụ, Khu quản lý... và các cấp chính quyền địa phương phải đồng bộ nhập cuộc để bằng mọi giá kéo giảm T*i n*n giao thông, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân.

Nhóm Phóng Viên

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguy-co-mat-an-toan-giao-thong-duong-thuy-mua-mua-bao-20200511184506287.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng có xu hướng ít vận động, một phần do lo ngại nguy cơ chấn thương. Vậy người cao tuổi nên tập thể dục sao cho an toàn?
  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY