Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguy hiểm Ch?t người từ vết cắn của chó, mèo

Với tỷ lệ T* vong lên tới 100% khi phát bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, không quá để nói rằng, khi một người đã bắt đầu phát bệnh đồng nghĩa với đó là những cái Ch?t đã được dự báo trước. Thế nhưng, theo đánh giá từ các cơ quan y tế lớn trên thế giới, bệnh dại đang dần bị lãng quên bởi sự thờ ơ của cộng đồng.
Tiêm phòng dại cho chó và các vật nuôi là biện pháp chủ yếu phòng bệnh dại . Ảnh: Quang Huy

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải đi điều trị dự phòng bằng vaccine dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người bị Ch?t do bệnh dại, với 95% các trường hợp xảy ra ở châu Phi và châu Á.

Theo Cục Y tế dự phòng, từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, với khoảng 5,4 triệu con chó ở 3,5 triệu hộ nuôi, nhưng chỉ có 39% được tiêm phòng trên phạm vi cả nước, Việt Nam ghi nhận hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đều có sự lưu hành và phát triển của bệnh dại. Ước tính, mỗi năm có tới 400.000-500.000 người bị chó cắn, phải điều trị dự phòng và 80-100 người T* vong do lây bệnh dại từ chó mèo.

Một thực tế rất đau lòng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đó là khoảng 1 nửa số bệnh nhân T* vong về bệnh dại là trẻ em dưới 15 tuổi. Gần đây nhất, ngày 27/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, một trường hợp đã T* vong do chó dại cắn. Theo đó, người bệnh là C. N. L. (sinh năm 2007), trú thôn 2, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. L. học lớp 9, chuẩn bị tốt nghiệp trung học cơ sở. Trong một lần bất cẩn, L. bị một con chó con cắn. Sau 2 ngày, con chó Ch?t.

Khoảng một tháng sau, khi chơi bóng đá xong, bệnh nhân thấy rất mệt, đau nhiều ở chân bị chó cắn. Bệnh nhân có biểu hiện sợ gió, sợ uống nước… Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị bệnh dại và trong thời kỳ phát bệnh. Bác sĩ giải thích tình trạng của L. là vô phương cứu chữa nên gia đình đưa về nhà. Khi về nhà, trái tim cậu bé đã ngừng đập vĩnh viễn sau đó mấy tiếng đồng hồ.

Không chỉ có tỷ lệ T* vong ở mức rất cao khi phát bệnh, bệnh dại còn là một “sát thủ” âm thầm bởi virus dại có thể ủ bệnh trong cơ thể nạn nhân tới vài tháng, cá biệt có trường hợp lên tới 1-2 năm. Cùng với sự lây lan dễ dàng chỉ qua 1 vết xước nhỏ khi tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo mang bệnh dại. Không ít những trường hợp đã phải nhận kết quả đau lòng vì bỏ qua khi vết thương quá nhỏ.

Ghi nhận tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, nạn nhân là bé T. M. L. (16 tháng tuổi, ở Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, tím tái toàn thân, ý thức lơ mơ; được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, nhiễm trùng huyết, chưa loại trừ được viêm cơ tim cấp và viêm não - màng não. Trẻ ngay lập tức được các y bác sỹ của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tích cực nhưng đến ngày điều trị thứ 2, tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng, viêm phổi nặng lên, toan hóa máu không cải thiện kèm theo chảy máu tiêu hóa.

Thăm khám kỹ, các bác sĩ thấy dưới mi mắt trẻ có vết sẹo mờ đã khỏi. Khai thác lại tiền sử từ gia đình mới biết trước thời điểm vào viện khoảng 1 tháng, trẻ ra đường bị chó không rõ cắn hay cào vào vùng mi mắt dưới bên trái nên bị rách da, được gia đình đưa đến viện khâu vết thương và đã được chỉ định tiêm vaccine phòng dại.

Tuy nhiên, nghĩ là vết thương nhỏ, trẻ cũng ít đau và sợ tiêm phòng dại có thể làm con mình suy giảm trí nhớ nên gia đình không tiêm phòng cho bé, thậm chí tới khi đưa trẻ vào nhập viện, gia đình cũng… quên mất việc bé từng tiếp xúc không an toàn với chó trước đó.

Ngay khi có thông tin này các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy của bệnh nhi làm xét nghiệm PCR để tìm virus dại. Kết quả là có rất nhiều virus dại trong dịch não tủy, các bác sĩ đành đau lòng trả bé về với gia đình bởi bệnh dại khi phát cơn thì không thể cứu chữa. Bệnh nhi T* vong sau đó 2 ngày.

Mặc dù vậy, bệnh dại có thể được phòng ngừa bằng vaccine. Tiêm phòng cho chó là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh dại ở người, giúp giảm T* vong do bệnh dại do truyền từ chó. Ở người, loại vaccine tương tự được sử dụng để tiêm chủng cho những ca phơi nhiễm hoặc trước khi tiếp xúc bệnh dại.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn, những người bị chó, mèo cắn phải xử lý vết thương, rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng virus tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Tiêm vaccine uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần. Dùng vaccine dại tế bào hoặc dùng cả vaccine và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng…

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/nguy-hiem-chet-nguoi-tu-vet-can-cua-cho-meo-5688027.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY