Cortisol là một hormon steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Nó được sản xuất nhờ vào sự kích thích của ACTH (gọi hormon hướng vỏ thượng thận được sản xuất bởi tuyến yên). Cortisol có nhiều chức năng: Giúp cơ thể sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng; được cơ thể sử dụng để phản ứng lại stress và các trường hợp nguy hiểm. Đây là một phản ứng bảo vệ tự nhiên xảy ra khi ta nhận thức được mối đe dọa hoặc nguy hiểm. Một loạt các phản ứng S*nh l* sẽ khiến và nồng độ hormon thượng thận tăng cao dẫn đến việc tạo ra nhiều năng lượng và sức mạnh để đối phó với nguy hiểm.
Trong trường hợp gặp nguy hiểm, sẽ ngăn chặn bất kỳ chức năng không cần thiết hoặc gây bất lợi cho việc đối phó với nguy hiểm. Lúc này, có thể nhịp tim tăng nhanh, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy và hoảng loạn, làm căng cơ bắp và tăng sự tập trung của bạn (để giúp bạn phản ứng với tình huống hiện tại, tấn công hoặc chạy trốn). Khi một mối đe dọa đã qua, sẽ trở lại mức bình thường.
TS. Elizabeth Bradley - Giám đốc y tế của Trung tâm Y tế chức năng tại Bệnh viện Cleveland cho hay, khi thể chất và tinh thần tốt, tăng và giảm đồng bộ với nhịp sinh học tự nhiên của bạn: Vào những đêm khuya, sẽ hạ xuống điểm thấp nhất (cùng thời điểm đỉnh melatonin của bạn).Thông thường, nồng độ tăng lên vào buổi sáng và đạt đỉnh cao nhất trong máu vào khoảng 8 giờ sáng. Cortisol kích thích gan chuyển hóa chất béo thành glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hormon này giúp điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ hình thành ký ức mới và đóng vai trò tiêu hóa, quản lý cách cơ thể sử dụng protein, chất béo và carbs chiết xuất từ thực phẩm.
TS. Rocio Salas-Whalen - giảng viên tại NYU Langone Health cho biết, có thể ngăn chặn sự giải phóng các chất gây viêm. Đồng thời, cũng có ảnh hưởng tốt đến não, giúp lưu thông trong máu. Khi cơ thể bạn cần cortisol, não của bạn sẽ gửi tín hiệu đến tuyến thượng thận.Khi đó, tuyến thượng thận sẽ tạo ra hormon để làm chậm hoặc tăng tốc quá trình sản xuất cortisol.
Trong trường hợp phải thường xuyên đối mặt với căng thẳng như môi trường văn phòng độc hại, đang chăm sóc cha mẹ bị bệnh hoặc căng thẳng do công việc quản lý đầy áp lực, của bạn có thể vẫn tăng. Khi căng thẳng trong trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng thực thể như triệu chứng trên hệ tiêu hóa và những bất thường trong cơ thể. Lúc này, nồng độ luôn tăng, thậm chí cả về đêm. Lượng dư thừa sẽ gây viêm. Các tế bào miễn dịch trở nên giảm nhạy cảm với các hiệu ứng hormon, điều này có liên quan đến một số bệnh như đái tháo đường, Alzheimer và ung thư. Một hậu quả đáng tiếc khác của căng thẳng mạn tính là tăng cân. Mặc dù tăng cân có liên quan đến tốc độ trao đổi chất, thiếu tập thể dục và các yếu tố khác nhưng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng vì làm tăng sự thèm ăn của bạn. BS. Salas-Whelan cho biết, khi tăng cao, nồng độ insulin của bạn cũng tăng đột biến và đó có thể là một lý do khiến bạn thèm đồ ăn có đường, chất béo.
Theo thời gian, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng não. Một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Y Harvard cho thấy, những người có tăng thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ kém hơn những người bình thường. Ngoài ra, việc căng thẳng cũng khiến các bộ phận khác bị tổn thương.
TS. Bradley cho biết, có thể giảm căng thẳng, kiểm soát mức độ bằng việc ưu tiên các hoạt động như thiền và yoga.Những hoạt động này không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà như một lá chắn bảo vệ chống lại căng thẳng trong tương lai. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, có thể chuyển từ tập luyện cường độ cao sang thể dục nhẹ nhàng hơn như đi bộ hoặc bơi lội. Có thể đi bộ trong công viên, xem một bộ phim hài hoặc nói chuyện phiếm với bạn... Tiếng cười được cho là ngăn chặn việc giải phóng và làm giảm căng thẳng. Ngoài ra, có thể ăn hạt hướng dương, chuối, hạnh nhân hoặc yến mạch (nhất là vào bữa sáng)... Những thực phẩm này rất giàu magiê - một khoáng chất bị cạn kiệt do căng thẳng nhưng rất cần thiết để có được giấc ngủ chất lượng cao, phục hồi ổn định cortisol.
Ngọc Nguyễn
((Theo health.com))