Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguy kịch vì sốc nhiễm khuẩn do sỏi thận

Các bác sĩ cho biết sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở nước ta nếu không điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng sốc nhiễm khuẩn.

Nguy kịch vì sỏi thận

Mới đây, bệnh viện đa khoa Hùng Vương - Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân nữ - 62 tuổi đến khám vì sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt.

Khai thác tiền sử được biết, trước đó bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy sỏi thận phải ở một bệnh viện tuyến tỉnh, hiện tại trong niệu quản phải còn sonde JJ. Cách ngày vào viện khoảng 3 tháng bệnh nhân đã có những dấu hiệu bất thường như tiểu buốt, tiểu rát, sốt…nhưng do lo sợ lây nhiễm dịch và tâm lý chủ quan về bệnh tật nên không đi tái khám.

Bệnh nhân được đưa vào khoa Ngoại tổng hợp và được chẩn đoán: nhiễm khuẩn tiết niệu/ sỏi thận phải- sonde JJ niệu quản phải. Nhằm giải phóng tình trạng ứ nước bể thận, và khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn bệnh nhân được điều trị kháng sinh và chỉ định thay sonde niệu quản, tán sỏi bể thận.

Bác sĩ cấp cứu bệnh nhân

Tại phòng mổ thủ thuật thay sonde và tán sỏi thuận lợi, sau tán sỏi bệnh nhân ổn định và được chuyển về khoa điều trị. Tuy nhiên sau mổ 1 ngày bệnh nhân đột ngột xuất hiện khó thở, thở nhanh, Sp02 tụt, ngay sau khi xuất hiện tình trạng nguy kịch bệnh nhân được chuyển xuống khoa hồi sức tích cực. Bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn nặng, tiên lượng xấu.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, các bác sỹ đã kích hoạt báo động đỏ, tiến hành hội chẩn với Ban giám đốc, chỉ chưa đến một giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng sốc các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân đã diễn biến rất nhanh và theo triều hướng rất bất lợi: Sp02 92 % ( có thở oxy), huyết áp 80/45mmHg, các chỉ số xét nghiệm khí máu biểu hiện tình trạng toan chuyển hoá nặng.

Bệnh nhân được xử trí cấp cứu theo đúng phác đồ sốc nhiễm khuẩn, tuy đã được xử trí rất tích cực và kịp thời nhưng tình trạng toan chuyển hoá của bệnh nhân ngày càng tăng. Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định được điều trị và theo dõi tại khoa hồi sức cấp cứu.

Đừng chủ quan với sỏi thận

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Quang Cừ - chuyên khoa tiết niệu, Bệnh viện An Việt cho biết hiện nay các bệnh lý về thận – tiết niệu ở nam giới có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện nay do chế độ ăn uống không hợp lý cũng như các tác nhân từ môi trường đã làm cho các bệnh lý về đường tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo – bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt… có nguy cơ ngày càng gia tăng.

Bác sĩ Cừ cho biết nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể dẫn đến các biến chứng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận. Đặc biệt, sỏi thận có thể gây ra suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn thận.

Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ

Những bệnh nhân đã bị sỏi thận đang điều trị cũng cần hết sức chú ý vì nhiều người sau mổ sỏi thận hoặc đã điều trị nhưng lại chủ quan không tái khám dẫn tới sỏi thận không biết.

Các dấu hiệu của sỏi thận, bác sĩ Cừ cho biết người dân cần chú ý nếu xuất hiện các cơn đau quặn thận, đau kéo xuống hố chậu hoặc đi tiểu ra máu. Người sốt cao, có thể bệnh nhân sốt cao 38o- 39oC, thận to đau, đi tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng vã mồ hôi cần nhanh chóng vào viện cấp cứu.

Trong đó biến chứng sốc nhiễm khuẩn là biến chứng hết sức nặng nề khi tình trạng nhiễm khuẩn không được kiểm soát tốt, nguy cơ Tu vong rất cao, vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám- chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Để phòng sỏi thận, bác sĩ Cừ khuyến cáo hạn chế sử dụng thức ăn chữa nhiều canxi, oxalate như sữa, phomat, chè vì những thực phẩm này làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nguy-kich-vi-soi-than-20200724203139393.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người dân thường bị rắn cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng. Nhiều trường hợp bị rắn cắn vào tay khi đánh bắt cá; thò tay vào để bắt cua, bắt ếch; dỡ đống gạch
  • Đêm trực lúc 0 giờ, có case chấn thương sọ não. Bệnh nhân nằm đó mê man, máu chảy ra từ mũi, từ lỗ tai, từ mắt. Vết rách da đầu kéo dài từ trán. Chuẩn bị hồi sức tích cực. ..
  • Chị Hòa bị ho rũ rượi từ nhiều tháng nay, ho từng cơn nhiều về ban đêm. Chị đã đi khám họng nhiều lần, ngậm chanh muối rồi uống nhiều loại Thuốc chữa ho mà vẫn không hết.
  • Vì muốn thể hiện bản lĩnh, thỏa mãn trước các bạn tình của mình nên không ít quý ông, đa phần là những người trung niên đã cầu viện đến “thần dược”
  • Dị ứng Thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng khác thường với loại Thuốc khi sử dụng. Có thể dị ứng mắc phải ngay lần đầu uống Thuốc nhưng cũng có thể phản ứng xảy ra ở lần sau.
  • Có rất nhiều bệnh phụ khoa mà không phải lúc nào phái đẹp cũng có điều kiện để đến gặp bác sĩ hoặc chưa đến mức độ phải cần sự can thiệp y tế.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Gãy xương, hộp sọ tổn thương do T*i n*n giao thông, nam bệnh nhân ngoài 40 tuổi trút hơi thở cuối cùng đúng vào thời khắc giao thừa.
  • Một ngày của bác sĩ cần nhiều hơn 24h, vì thời gian là quá ít để dành cho riêng mình, để cười với bệnh nhân một cái hay tâm tình đôi ba câu chuyện cho người bệnh vui lòng...
  • Bao nhiêu năm nay, trong lúc người ta tưng bừng không khí chào đón năm mới và bật Sâm-banh cùng với gia đình thì mình lọ mọ với những bệnh nhân và những vũng máu. Giời xui đất khiến thế nào năm nay lịch trực tết của mình lại rơi đúng vào 30 tết...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY