Tâm sự hôm nay

Những trái tim ngừng đập ngày Tết ám ảnh bác sĩ cấp cứu

Gãy xương, hộp sọ tổn thương do T*i n*n giao thông, nam bệnh nhân ngoài 40 tuổi trút hơi thở cuối cùng đúng vào thời khắc giao thừa.
Trong thời khắc nhà nhà đoàn viên đón năm mới, pháo hoa nổ vang rền khắp nơi, ở phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, ê kíp y bác sĩ trực dành một phút lặng yên đứng quanh giường bệnh tiễn biệt người đàn ông này.

Quen với việc đối diện ranh giới sống ch*t trong gang tấc, các bác sĩ cấp cứu vẫn không khỏi bùi ngùi khi chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân ngay trong thời khắc đặc biệt. Không có nhiều thời gian cho những khoảng lặng bất lực, các y bác sĩ trong tua trực lại lao vào cuộc giành giật sự sống cho những ca chấn thương, cấp cứu khác. Không khí vào xuân rộn rã bên ngoài. Trong bệnh viện, những chiếc băng ca với bệnh nhân nặng bên được liên tiếp được đẩy vào phòng cấp cứu sau những tiếng còi liên hồi của xe cứu thương.

Gần 2h sáng ngày đầu tiên năm mới, một thanh niên được bạn bè đưa vào viện trong tình trạng xây xát, máu me khắp người. Giữa tiếng rên rỉ kêu cứu của nạn nhân là những tiếng la chửi văng tục của bạn bè đi cùng do say xỉn. Góc phòng cấp cứu huyên náo. Các y bác sĩ dù mệt mỏi rã rời vẫn phải tập trung tối đa tinh thần cho công tác cứu người. Khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch, thân nhân vơi bớt hơi men, ê kíp trực mới có vài giây phút thở phào nhẹ nhõm.

Hơn 14 năm trực cấp cứu, bác sĩ Phan Thanh Toàn, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn quá quen thuộc với cảnh tất bật giữa sinh tử bệnh nhân trong những ngày trực Tết. Áp lực chạy đua với cái ch*t để cứu tính mạng bệnh nhân luôn đè lên ê kíp trực. Tâm lý bệnh nhân tình trạng nhẹ, không muốn nán lại bệnh viện lâu dịp Tết cũng gây thêm một phần áp lực cho y bác sĩ.

Chiều 29 Tết, trong lúc ê kíp bác sĩ Toàn đang xử lý một ca bệnh nhân nữ bị chấn thương vai thì một tài xế taxi nhập viện trong tình trạng hôn mê, xuất huyết não, ngừng thở. Các y bác sĩ phải ưu tiên cấp cứu cho người lái xe này để đặt ống thở giành lại sự sống cho ông ta. Trong khi đó người nhà bệnh nhân chấn thương vai cứ liên tục cằn nhằn, đòi bác sĩ phải tiếp tục xử lý sớm vết thương cho người nhà trước để được về nhà.

"Ngày thường hay Tết, nguyên tắc của cấp cứu là phải tập trung xử lý các ca bệnh nặng chứ không phải theo thứ tự nhập viện trước sau", bác sĩ Toàn giải thích. Về nguyên tắc cấp cứu bệnh nhân, trong thời gian đang xử lý cho ca này, nếu có ca khác nhập viện nặng hơn thì phải ưu tiên giải quyết trước. "Ê kíp trực phải luôn tỉnh táo cố gắng đến mức tối đa, phán đoán tình trạng bệnh nhân chính xác để có phương án xử lý thích hợp, tránh biến cố do sơ suất của mình gây ra", vị bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực cấp cứu chia sẻ.

6 ngày nghỉ Tết, bác sĩ Toàn đảm nhận trực xuyên suốt ngày 29 và mùng 4. Bình thường, lịch trực mỗi ngày của bác sĩ Toàn khoảng 16 tiếng. Tết các bác sĩ phải tăng cường túc trực 24/24 giờ. Thay vì quây quần bên mâm cơm sum họp gia đình, vị bác sĩ trưởng khoa mang theo hộp thức ăn do vợ chuẩn bị sẵn.

"Những ngày tết ai đi trực cũng phải mang cơm theo đến viện vì hàng quán đều nghỉ. Chúng tôi chia sẻ thức ăn mang theo, khiến mọi người gần gũi nhau hơn trong năm mới", một y tá tâm sự. Tại nhiều bệnh viện, khoa cấp cứu thường được tăng cường vài thùng mì tôm trong những ngày tết. Tuy vậy, công việc cấp cứu khẩn cấp khiến nhiều lúc bác sĩ, điều dưỡng, y tá bỏ cả bữa ăn để kịp thời phục vụ bệnh nhân.

Các bác sĩ trực cấp cứu cũng đúc kết lại là Tết năm nay nhiều bệnh nhân được chuyển đến viện muộn vì tâm lý "ráng qua Tết đi khám luôn", khiến bệnh chuyển nặng. Một bác sĩ kể: "Bệnh nhân đáng lẽ phải vào viện từ khoảng 29, 30 Tết, người nhà cứ nấn ná khiến bệnh trở nặng nên phải nhập viện cấp cứu ngay trong mùng 2 Tết". Trường hợp này, theo bác sĩ, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến rất xấu, ê kíp trực phải rất nỗ lực mới giữ được mạng sống cho người bệnh.

Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do T*i n*n giao thông, ngộ độc rượu, đánh nhau bị thương vì quá chén dịp Tết năm nay tăng cao, khiến những ngày trực Tết của y bác sĩ khoa cấp cứu các bệnh viện vốn khá bận rộn lại càng căng thẳng. Riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 4 ngày đầu năm mới có 318 ca nhập viện cấp cứu vì T*i n*n giao thông, 240 trường hợp chấn thương sọ não. Tính đến hết ngày mùng 4, đến 103 ca mổ cấp cứu, nhiều người bị T*i n*n giao thông do uống rượu bia say xỉn.

Theo VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-trai-tim-ngung-dap-ngay-tet-am-anh-bac-si-cap-cuu-8677.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY