Nhà khoa học người hungary botond roska - ảnh: dpa
Theo thông cáo của quỹ korber về giải thưởng khoa học châu âu thường niên năm nay, giải korber (korber prize) năm 2020 được trao cho ông botond roska - nhà khoa học làm việc tại thành phố basel của thụy sĩ, vì đã tìm ra liệu pháp gen giúp tái lập trình các tế bào trong mắt người để chúng có thể thực hiện công việc của các thụ thể nhạy cảm ánh sáng, giúp con người nhìn thấy xung quanh.
Giải pháp này được kỳ vọng sẽ giúp các võng mạc của người mù hoạt động trở lại.
Theo ông Botond Roska, ở giai đoạn này, liệu pháp của ông đã có thể tạo ra được thị lực tương tự như khi xem TV đen trắng. Theo đài DW (Đức), liệu pháp điều trị của ông hiện cũng đang được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Tại lễ trao giải thưởng ngày 7-9, thị trưởng thành phố hamburg (đức), ông peter tschentscher, ca ngợi công trình nghiên cứu có tính đột phá của nhà khoa học roska, cho rằng "nghiên cứu của ông roska đã đánh thức hi vọng về các liệu pháp điều trị mới có thể giúp khôi phục thị lực ở người mù".
Giải thưởng khoa học thường niên của quỹ korber được trao lần đầu năm 1985, là giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà khoa học có công trình nghiên cứu đã áp dụng những kỹ thuật của tương lai vào các lĩnh vực khoa học vật lý.
D. KIM THOA
Chủ đề liên quan:
Giải Korber giải thưởng khoa học giúp người khoa học người mù người mù sáng mắt nhà khoa nhà khoa học Quỹ Korber sáng mắt thưởng