Kinh tế xã hội hôm nay

Nhật Bản đề xuất thiết lập đường dây nóng để bảo vệ và hỗ trợ các thực tập sinh Việt Nam

(MangYTe) Ngày 11/8, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản atsunobu Kato khẳng định nước này cam kết hỗ trợ và bảo vệ các thực tập sinh Việt Nam, đồng thời đề nghị thiết lập đường dây nóng giữa Bộ và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để hỗ trợ.

Phát biểu trong buổi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Kato nhấn mạnh, theo luật lao động của nước này, các thực tập sinh Việt Nam bình đẳng với người lao động Nhật Bản. Họ cũng đóng bảo hiểm và được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như người lao động Nhật Bản. Trong trường hợp các thực tập sinh Việt Nam không thể làm việc, Chính phủ Nhật Bản sẽ có các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này.

Theo Bộ trưởng Kato, trong thời gian qua, ngoài rào cản về ngôn ngữ, các thực tập sinh Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống như thủ tục hành chính và y tế… Do ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhiều thực tập sinh không có việc làm. Bộ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng này như thành lập Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ năng (OTIT) để quản lý và hỗ trợ các thực tập sinh, và lập đường dây nóng tư vấn bằng tiếng Việt.

Để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng hai nước trong việc quản lý và hỗ trợ các thực tập sinh Việt Nam, Bộ trưởng Kato đề xuất thiết lập đường dây nóng giữa Bộ và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Theo ông, điều này thể hiện mong muốn “bảo vệ và giúp đỡ các thực tập sinh Việt Nam” của Chính phủ Nhật Bản.

Về phần mình, Đại sứ Vũ Hồng Nam đã nhất trí với đề xuất của Bộ trưởng Kato về việc thiết lập đường dây nóng để tăng cường sự phối hợp giữa hai bên trong việc quản lý và hỗ trợ các thực tập sinh Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác với phía Bộ để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan tới các đối tượng này.

Bên cạnh đó, Đại sứ cũng bày tỏ cảm ơn các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản nói chung và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nói riêng đối với cộng đồng người Việt Nam tại nước này sau khi dịch Covid-19 bùng phát như: trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho lao động Việt Nam ở nước này giống như các công dân Nhật Bản; hỗ trợ điều trị cho các thực tập sinh Việt Nam không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2; cho phép các thực tập sinh hết hạn hợp đồng tiếp tục làm việc cho đến khi có chuyến bay về nước…

Về phía Việt Nam, Đại sứ Vũ Hồng Nam chia sẻ hiện nay, Đại sứ quán đang duy trì 4 đường dây nóng, hoạt động 24/24 giờ, để tiếp nhận ý kiến và hỗ trợ cho các công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

(theo Vietnamplus)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/nhat-ban-de-xuat-thiet-lap-duong-day-nong-de-bao-ve-va-ho-tro-cac-thuc-tap-sinh-viet-nam-121436.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY