Bạn nên biết hôm nay

Nhiễm giun ở trẻ: chủ quan là nguy

Nhiễm giun là bệnh hay mắc phải ở trẻ nhỏ. Giun có thể lây nhiễm qua đường miệng do ăn phải thức ăn, đồ uống mất vệ sinh chưa đun sôi...
nhiễm giun là bệnh hay mắc phải ở trẻ nhỏ. Giun có thể lây nhiễm qua đường miệng do ăn phải thức ăn, đồ uống mất vệ sinh chưa đun sôi, nấu chín, thức ăn sống chưa được rửa sạch, qua da do tiếp xúc với môi trường, đất, nước mất vệ sinh... nhiễm giun tuy là bệnh nhẹ, dễ xử lý nhưng nếu không quan tâm, chữa trị kịp thời lại dễ để lại những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết sớm trẻ nhiễm giun

Trẻ nhiễm phải giun thường có những biểu hiện sau: Trẻ ăn uống kém, hoặc có thể ăn uống bình thường nhưng không tăng cân. Thường đau bụng quanh vùng rốn hoặc hố chậu phải, đau khi đói. Trẻ nhỏ có thể có biểu hiện nôn trớ. Cá biệt có trẻ nôn cả ra giun. Kiểm tra phân có thể thấy lẫn giun. Trẻ nhiễm giun thường xanh xao do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Trẻ ngủ kém, hay tỉnh giấc, khóc lóc vô cớ, thích nằm sấp, hay gãi hậu môn (nếu nhiễm giun kim), đái dầm. Khi đưa trẻ đến khám, xét nghiệm phân sẽ thấy có trứng giun. Trẻ mắc giun nặng có biểu hiện chậm lớn, bụng to, hay rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng.

Nguy cơ khi trẻ nhiễm giun

Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, trẻ bị nhiễm giun sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và sự phát triển thể chất. Đó là bởi giun là vật ký sinh sống bám vào vật chủ, lấy mất dinh dưỡng của cơ thể vật chủ khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Giun tóc, giun móc bám vào thành ruột không chỉ hút chất dinh dưỡng mà còn gây chảy máu rỉ rả dẫn tới thiếu máu, gây loét, viêm ruột. Trong quá trình ký sinh, giun cũng tiết ra các độc tố gây hại cho cơ thể của trẻ như dị ứng, sốt...

Chưa kể hậu quả có thể vô cùng tai hại khi giun chui lên ống mật gây tắc ống mật, giun nhiều gây tắc ruột. Giun cũng có thể chui vào các nội tạng khác như gan, tụy, phổi... gây vàng da, đau bụng thường xuyên, nôn ói, viêm gan, viêm phổi. Đối với trẻ gái, nhiễm giun kim có khi dẫn tới viêm đường tiểu, viêm *m đ*o, vòi trứng do ban đêm giun bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng, sau đó đi lạc vào đường *m đ*o. nhiễm giun kim khiến trẻ hay gãi hậu môn, hậu quả là hậu môn có thể bị loét.

Khi trẻ bị nhiễm giun, cơ thể suy yếu cũng là điều kiện để các vi khuẩn thâm nhập cơ thể, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.

Tẩy giun đúng cách

Thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn do nhiễm giun có thể dùng Thu*c tẩy giun sớm hơn nhưng phải được bác sĩ nhi khoa khám và chỉ định loại Thu*c cũng như liều lượng thích hợp. Có một số Thu*c được coi là thông dụng để tẩy giun cho trẻ như Albendazol có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim; mebendazol (chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi); pyratel (không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi)... Thu*c tẩy giun cũng có tác dụng phụ không mong muốn, vì thế cần uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi những phản ứng ở trẻ để kịp thời xin ý kiến của thầy Thu*c. Phụ huynh nên cho con uống ít nhất một năm một lần Thu*c tẩy giun thông thường, nếu trẻ đã từng nhiễm giun, nên uống nhắc lại 6 tháng một lần. Trong trường hợp xác định trẻ nhiễm giun, cần khám bác sĩ để được chỉ định điều trị, không nên tự mua Thu*c về điều trị.

Cách phòng tránh nhiễm giun cho trẻ

Trước hết, để không nhiễm giun, cần đảm bảo môi trường sống vệ sinh sạch sẽ, đi tiêu tại nhà cầu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, đảm bảo nguồn nước xa nơi nuôi gia súc gia cầm, nhà tiêu. Đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu.

Đối với trẻ em: Luôn cắt móng tay và loại bỏ thói quen mút tay ở trẻ. Không cho trẻ bò lê la trên đất, nền nhà không lau sạch. Không để trẻ ở truồng hay mặc quần thủng đít.

Cho trẻ ăn uống thức ăn, đồ uống đảm bảo đã được nấu chín, hoa quả rửa sạch, gọt vỏ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Nếu trong nhà có người nhiễm giun, nên tẩy giun cả nhà, từ người lớn tới trẻ nhỏ. 

BS. Phan Thanh Huyền

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhiem-giun-o-tre-chu-quan-la-nguy-20527.html)

Tin cùng nội dung

  • Khoảng 34% trẻ 2-5 tuổi bị các bệnh giun nhưng nhiều cha mẹ lại quên tẩy giun cho con khiến trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
  • Mỗi lần con líu lo em hóc (khóc), con ăn tam tơ (cam cơ)... cả nhà chị Mỹ thường cười rồi nhại theo. Vào tiểu học, bé hay bị cô mắng và bạn trêu vì nói ngọng.
  • Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến Tu vong
  • Mới đây, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.VK. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai).
  • Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Một bé trai 12 tuổi, mắt bỗng dưng bị lác hoàn toàn không còn nhìn thấy lòng đen. Ca bệnh hiếm gặp nhiễm giun đũa chó khiến cả Viện Mắt Trung ương và bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đều “bó tay”.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY