Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiễm vi khuẩn lao từ vết đâm của gai con tôm

TP HCM-Nam bệnh nhân 25 tuổi từ Tây Ninh đến khám tại Bệnh viện Da liễu do cánh tay trái xuất hiện nhiều nốt màu đỏ tím, không đau.

Khoảng 6 tháng trước, trong lúc làm bếp, anh bị gai của con tôm đâm vào ngón cái bàn tay trái, tạo thành một nốt nhỏ. Nốt này ngày càng to thêm, loét, chảy mủ kèm đau ít và rất lâu lành. Sau đó, vùng tay trái xuất hiện thêm những nốt tương tự. Đặc biệt, các tổn thương da này nổi theo đường, lan dần từ phía bàn tay lên trên cẳng tay.

Ngoài tổn thương da, anh không có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác, vẫn ăn uống, sinh hoạt và đi làm bình thường. Anh điều trị nhiều nơi, bệnh không giảm mà còn nổi thêm các nốt mới.

Bác sĩ Châu Ngọc Tố Trinh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, ngày 12/11 cho biết bệnh nhân bị viêm mạch bạch huyết dạng nốt. Nguyên nhân có thể do nấm, vi khuẩn lao, nhiễm leishmania, norcadia hay virus gây ra tình trạng nhiễm trùng. Những vi sinh vật gây bệnh này thường xâm nhập vào da thông qua một vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân (thường là gai đâm).

"Tại vị trí vết thương, ban đầu xuất hiện một nốt nhỏ, diễn tiến to dần lên, vỡ ra, loét, chảy mủ và rất lâu lành", bác sĩ Châu phân tích. Vài tuần sau, bệnh tiến triển, lan theo đường bạch huyết, xuất hiện thêm nhiều nốt tương tự dọc đường đi của mạch bạch huyết. Nếu không điều trị, các tổn thương này có thể tồn tại nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Từ những nhận định ban đầu, bác sĩ chỉ định xét nghiệm như giải phẫu bệnh, pcr lao và nuôi cấy nấm. kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lao m. gordonae (mycobacterium gordonae).

Theo bác sĩ Trinh, vi khuẩn này có mặt ở khắp nơi, gây nhiễm trùng cơ hội, có thể được tìm thấy trong đất, nước và được xem là vi sinh vật hoại sinh không gây bệnh, do đó không được quan tâm trong y khoa. Năm 1984, vi khuẩn lao này lần đầu tiên được báo cáo gây nhiễm trùng da mu bàn tay trái ở một phụ nữ 70 tuổi có tiền sử làm vườn hoa hồng. Năm 2009, thêm một trường hợp nhiễm trùng da do M. gordonae, là bệnh nhân nữ 86 tuổi được phát hiện lần đầu tiên tại Italy. Y văn thế giới ghi nhận M. gordonae hiếm gặp song có gây bệnh cho người.

Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo một vết thương nhỏ, đơn giản cũng có khả năng gây nhiễm trùng lan rộng và mạn tính. Tình trạng này để càng lâu, tổn thương càng xâm lấn vào mô xung quanh, gây sẹo xơ. Nếu tổn thương xâm lấn vào xương khớp có khả năng gây lao xương khớp; trường hợp loét ra ngoài da có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện khám sớm, điều trị kịp thời, tránh thương tổn da lan rộng hơn.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhiem-vi-khuan-lao-tu-vet-dam-cua-gai-con-tom-4384733.html)

Tin cùng nội dung

  • Đây là thông tin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhân ngày Thế giới phòng chống lao hôm nay 24/3/2015. Việt Nam xếp thứ 13 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới.
  • Công tác phòng, chống lao, được coi là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành y tế là nòng cốt. Chiến lược cũng đề ra nhiều nhóm giải pháp, để đạt được mục tiêu đó.
  • Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tình trạng lao kháng Thuốc có xu hướng gia tăng, Việt Nam đứng thứ 14 trong 27 quốc gia có gánh nặng lao kháng đa Thuốc trên toàn cầu.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Bệnh lao không từ một ai, nhưng tỉ lệ người cao tuổi (NCT) mắc lao thường cao hơn do đối tượng này có sức đề kháng kém và thường có thêm một số bệnh mạn tính.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Khi mang thai, nếu không may mắc bệnh lao thì cần phải làm gì, thưa bác sĩ? Bệnh lao có thể gây những nguy hại gì cho thai nhi?
  • Con đau dạ dày và đường ruột khá lâu rồi. Lâu ngày có bị sao không bác sĩ? Khi bị đau con chỉ mua Thu*c uống, hết đau lại bỏ qua, 2 bệnh này có liên quan nhau không.
  • Em có hộ khẩu thường trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Hiện nay đang tạm trú tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, và đang theo học trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã 3 năm.
  • Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dự phòng được, gây ảnh hưởng chủ yếu ở phổi. Vi khuẩn bệnh lao lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí khi ho hoặc hắc hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY