Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Nhiễm virus HPV, bà mẹ 2 con không ngờ mình phải đối mặt với ung thư cổ tử cung, bài học cô rút ra thật sự rất ý nghĩa

Theo ước tính có khoảng 12.000 trường hợp ung thư cổ tử cung liên quan đến nhiễm virus HPV mỗi năm ở Hoa Kỳ.

3 năm trước, Bridgette, mẹ của hai con, đã bị sốc vì kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ cho thấy dấu hiệu bất thường. Mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn khi người phụ nữ này biết tin mình mắc ung thư liên quan đến HPV.

Đây là một loại virus lây truyền qua đường T*nh d*c với tỷ lệ mắc cao, tới 85% trong cả cuộc đời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tình trạng nhiễm trùng này thường có xu hướng tự khỏi nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Đối với một số người, HPV có thể tồn tại trong thể, gây ra một số bệnh ung thư và các tình trạng sức khỏe khác trong tương lai. Theo CDC, hiện nay chưa có cách nào xác định virus có tự biến mất hay không.

Bắt đầu kế hoạch mới

Người phụ nữ này không thể ngờ nhiễm virus HPV lại khiến cô phải đối mặt với ung thư cổ tử cung trong tương lai - Ảnh 1.

Theo dữ liệu từ 2013-2017, khoảng 35 nghìn người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư liên quan đến HPV mỗi năm.

Là một y tá đã quen với việc chăm sóc người khác, Bridgette không ngờ tới một ngày chính cô lại trở thành bệnh nhân. Người phụ nữ chia sẻ: “Tôi phải mất một chút thời gian mới định hình được chuyện gì đang xảy ra”.

Hành trình chữa bệnh của Bridgette bắt đầu khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong lần khám định kỳ cho thấy dấu hiệu bất thường. Bác sĩ tiếp tục tiến hành sinh thiết và đưa ra chẩn đoán cô đã mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 1. Bridgette, hiện đã ngoài 30 tuổi, được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn nhiều so với độ tuổi khởi phát trung bình của bệnh, khoảng 49 tuổi.

Theo CDC, với những người nhiễm virus HPV, ung thư cổ tử cung có thể phát triển sau nhiều năm hoặc thập kỷ, ở bất kỳ độ tuổi nào từ 20-80. Trường hợp chẩn đoán sớm của Bridgette đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với các chuyên gia và khó thể xác định tương lai của cô. Theo bà mẹ hai con: “Tôi biết HPV có thể gây ung thư nhưng không nghĩ điều này sẽ xảy ra với mình”.

Trong vòng vài tuần, Bridgette đã gặp bác sĩ ung thư phụ khoa để vạch ra kế hoạch điều trị, bao gồm xạ trị và hóa trị. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung xâm lấn là khoảng 90%. Cô cho biết: “Sau lần gặp gỡ chuyên gia, tôi đã dấy lên hy vọng chiến đấu với căn bệnh này. Tôi đã có kế hoạch và biết mình cần phải làm gì”.

Quá trình điều trị của Bridgette đã thành công và hiện bà mẹ của hai con không còn phải vật lộn với ung thư nữa. Người phụ nữ này rất biết ơn những lời động viên, hỗ trợ từ gia đình và đội ngũ y tế đã chăm sóc cho cô trong suốt thời gian qua.

Bài học từ ung thư

Người phụ nữ này không thể ngờ nhiễm virus HPV lại khiến cô phải đối mặt với ung thư cổ tử cung trong tương lai - Ảnh 2.

90% các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có liên quan tới HPV.

Từ những gì đã trải qua, Bridgette nhận ra tầm quan trọng của việc nhận được trợ giúp trong quá trình điều trị ung thư. Cô chia sẻ: “Nếu có thể quay ngược thời gian và nói điều gì đó khi được chẩn đoán lần đầu tiên, tôi sẽ nói với mọi người rằng mình cần được giúp đỡ. Lúc đầu, tôi đã nghĩ mình có thể tự vượt qua tất cả nhưng chỉ sau một thời gian, ý chí bắt đầu xuống dốc. Đó là lúc mọi người xung quanh giúp đỡ tôi vượt qua thử thách này”.

Bridgette mong muốn chia sẻ câu chuyện của mình để tăng cường nhận thức của mọi người về căn bệnh này. theo cô: “không phải ai cũng nhận ra cơ thể mình đã nhiễm virus hpv và có khả năng mắc ung thư. phụ nữ không phải là nhóm người duy nhất có với nguy cơ phải đối mặt các bệnh ung thư liên quan đến hpv”.

Ngoài ra, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung đã giúp Bridgette có thời gian nhìn lại cuộc sống, trân trọng những thứ đang có ở hiện tại. Bà mẹ của hai con nhắn nhủ: “Chúng ta không nên suy nghĩ quá nhiều. Đừng sống quá vội vàng. Tôi đã học được cách tận hưởng niềm vui, hạnh phúc bên chồng và các con”.

Những điều bạn có thể chưa biết về các bệnh ung thư liên quan đến HPV

Người phụ nữ này không thể ngờ nhiễm virus HPV lại khiến cô phải đối mặt với ung thư cổ tử cung trong tương lai - Ảnh 3.

Khi Bridgette được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV, người phụ nữ này hoàn toàn bị sốc.

Vì HPV thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng, nhiều người đã nhiễm loại virus này mà không hề hay biến. Đối với hầu hết mọi người, chúng sẽ tự biến mất. Dù vậy, với những người kém may mắn, HPV có thể gây ra một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung giống với trường hợp của Bridgette.

Pari Ghodsi, chuyên gia phụ khoa tại Los Angeles cho biết: “Phần lớn bệnh nhân của tôi đã từng nghe tới HPV nhưng lại hiểu sai về nó. Mọi người càng cởi mở về tình trạng này thì việc chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời càng trở nên dễ dàng”.

(Nguồn: Womenshealthmag)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhiem-virus-hpv-ba-me-2-con-khong-ngo-minh-phai-doi-mat-voi-ung-thu-co-tu-cung-bai-hoc-co-rut-ra-that-su-rat-y-nghia-20210316110617251.chn)
Từ khóa: virus HPV

Chủ đề liên quan:

virus hpv virus HPV

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY