Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhiều dịch bệnh đang hoành hành tỉnh miền núi Gia Lai

Ngoài việc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị và người dân Gia Lai đang phải đối mặt với bệnh tay chân miệng, bạch hầu.

Bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp

Ngày 28/7, ông Đinh Hà Nam- Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, ngành y tế Gia Lai vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu. Theo đó, 1 ca ở làng Blo Dung (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) và 1 ca tại làng Phung (xã Biển Hồ, TP Pleiku). Như vậy, đến ngày 28/7, Gia Lai có 30 trường hợp dương tính với bạch hầu (1 trường hợp Tu vong), 20 ca đã được điều trị khỏi bệnh, trường hợp còn lại sức khoẻ tiến triển tốt. Những ca dương tính với bạch hầu xuất hiện tại 8 xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai (5 xã thuộc huyện Đắk Đoa, 2 xã thuộc huyện Ia Grai, và xã Biển Hồ, TP Pleiku). Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai tiếp tục khoanh vùng, cách ly ca dương tính với bạch hầu, phun khử khuẩn vùng dịch...đẩy lùi dịch bệnh này.

16 ca trường hợp bị tay chân miệng

UBND tỉnh Gia Lai cũng vừa phát đi Công văn số 1522 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng. UBND tỉnh Gia Lai khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi, bệnh do vi rút EV71 gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu. UBND dẫn số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 10,7 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 6,6 nghìn trường hợp nhập viện (không có Tu vong). Tại Gia Lai, từ đầu năm 2020 đến nay có 16 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (không có Tu vong) tại 7/17 huyện, thị xã, thành phố.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Y tế Gia Lai chỉ đạo đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở các cơ sở khám chữa bệnh tại cộng đồng; khoanh vùng, xử lý triệt để theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để bùng phát thành dịch; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số Thu*c, vật tư trang thiết bị, hoá chất, bố trí giường bệnh, chuẩn bị nhân lực phù hợp sẵn sàng phòng chống dịch.

UBND tỉnh Gia Lai cũng giao Sở GD&ĐT Gia Lai chỉ đạo các cơ sở giáo dục – đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non tăng cương tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chú trọng giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay cho trẻ em, người chăm sóc trẻ…

Xét nghiệm những ai từ Đà Nẵng về Gia Lai

Ngày 28/7, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, ngành y tế Gia Lai sẽ cách ly, thực hiện khám, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 những người từ Đà Nẵng về Gia Lai. Ông Hải thống kê, từ ngày 14/7 đến nay, hàng nghìn người từ Đà Nẵng về Gia lai (khoảng 10 người từ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng), ngành y tế đang tiến hành khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm trong ngày hôm nay. Ngoài ra, ông Hải nói, những người nước ngoài đến tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây cũng được xét nghiệm.

Đại diện ngành y tế Gia Lai, ông Hải khuyến cáo, những ai trở về từ Đà Nẵng có biểu hiện ho, sốt thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn.

Cùng với đó, để chống dịch hiệu quả, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này phối hợp với các địa phương khu vực biên giới, các lực lượng chức năng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên tuyến biên giới với Campuchia, nhất là tại các đường mòn, lối mở, cửa khẩu…

Thu hồi Thu*c điều trị rối loạn tuyến giáp nhập khẩu vì không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc Thu*c viên nén Navacarzol 5mg (Carbimazole 5mg), SĐK: VN-17813-14, số lô 180513/2, NSX: 11/2018, HD: 10/2021 do Công ty Industria Farmaceutica Nova Argentia S.p.A (Italy) sản xuất, Công ty cố phần dược phẩm Thiên Thảo nhập khẩu.

Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm COVID-19?

Theo thống kê của Bộ Y tế, tới nay toàn quốc có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực, trong đó 66 phòng có đủ năng lực khẳng định ca mắc COVID-19.

Hai bệnh nhân mắc COVID-19 ở Đà Nẵng phải thở máy

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đến 9h ngày 27/7 7 thế giới ghi nhận hơn 16,5 triệu ca mắc, hơn 650 nghìn người Tu vong. Tại Việt Nam, còn 2 bệnh nhân phải thở máy, gần 12.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi sức khỏe.

Tiền Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhieu-dich-benh-dang-hoanh-hanh-tinh-mien-nui-gia-lai-1695629.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Sau thời gian dài “vắng bóng”, bệnh bạch hầu bất ngờ xuất hiện trở lại. Đây là căn bệnh lây lan nhanh, nguy cơ Tu vong cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY