Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhiều nghiên cứu, sáng kiến thiết thực của điều dưỡng, hộ sinh

Vượt lên những áp lực trong công việc chăm sóc bệnh nhân, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Họ thực hiện nhiều sáng kiến, sáng chế, góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh.

Vượt lên những áp lực trong công việc chăm sóc bệnh nhân, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Họ thực hiện nhiều sáng kiến, sáng chế, góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh.

Nhiều năm liền, Hộ sinh Trưởng Khoa Cấp cứu Phan Thị Thư, Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ đều đặn tham gia nghiên cứu khoa học, đặc biệt là thực hiện hàng loạt các sáng kiến, sáng chế, mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Hộ sinh Trưởng khoa Cấp cứu Phan Thị Thư giới thiệu sáng kiến Vòng đeo tay.

Một trong những sáng kiến tiêu biểu của chị, đạt giải khuyến khích hội thi kỹ thuật sáng tạo TP Cần Thơ, là xe tiêm Thu*c. Chiếc xe tiêm vốn là bạn đồng hành của các điều dưỡng để “làm Thu*c” hàng ngày cho bệnh nhân. Tuy nhiên, xe tiêm thông thường không có hộc đựng Thu*c và dụng cụ, điều dưỡng để ống tiêm, Thu*c, dụng cụ, máy đo huyết áp trên mặt phẳng của xe, không đủ chỗ cho phiếu tổng hợp y lệnh; việc phân loại rác thải y tế không thuận tiện, điều dưỡng có nguy cơ rủi ro do vật sắc nhọn khi thực hiện thao tác hủy kim.

Xuất phát từ những bất lợi đó, hộ sinh Phan Thị Thư mày mò cải tiến xe tiêm tiện lợi hơn, có đầy đủ hộc, ngăn chứa, giúp điều dưỡng sắp xếp dụng cụ gọn gàng, ngăn nắp. Từ đó, thao tác dễ dàng nhanh chóng, hạn chế nhầm lẫn, phân loại rác thải đúng quy định, cải thiện được hiệu quả làm việc.

Hộ sinh Phan Thị Thư cho biết, giống như ở nhiều BV sản khoa khác, các bà bầu vào viện được cấp một vòng đeo tay do BV mua từ thị trường. Thông tin tên, tuổi người bệnh do cán bộ y tế viết tay nên có nguy cơ sai sót, nhầm lẫn thông tin rất cao. Xuất phát từ tình hình đó, hộ sinh Thư sáng kiến ra Vòng đeo tay in trên giấy laser, bằng cách trích xuất thông tin thai phụ khi vừa nhập viện vào khoa, từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh. Cái hay của vòng đeo tay này chi tiết thông tin hơn, gồm tên tuổi, địa chỉ, mã số bệnh nhân, số điện thoại, chị em bầu có thể kiểm tra và điều chỉnh ngay nếu có sơ sót. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, một số BV chuyên khoa sản gặp khó khăn vì không mua được vòng đeo tay bán sẵn thì nhờ sáng kiến của hộ sinh Thư, BV Phụ sản TP Cần Thơ không gặp khó khăn này và còn chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị bạn. Thai phụ Huỳnh Bảo Trân (ở quận Ninh Kiều) cho biết: “Vòng đeo tay ghi đầy đủ thông tin chi tiết tên tuổi, địa chỉ, số bệnh án và số điện thoại của tôi giúp tôi yên tâm hơn, nhất là không sợ nhầm con”.

Hộ sinh Phan Thị Thư bộc bạch: “Tôi bị cuốn vào hoạt động nghiên cứu khoa học, hết sáng kiến này tới sáng kiến khác, chính từ những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh qua thực tiễn khám chữa bệnh. Nhờ vậy, công việc của chúng tôi được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn”. Những sáng kiến của hộ sinh Thư đều được BV đánh giá tính ứng dụng thực tiễn và nhân rộng. Năm 2020, chị Thư cùng các cộng sự tiếp tục dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học, với đề án Xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ để hạn chế sai sót.

Nhiều năm qua, ngành y tế phát động mạnh mẽ phong trào hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Theo đó, đội ngũ cán bộ y tế không chỉ nâng cao về năng lực chuyên môn mà còn phải chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, giao tiếp ứng xử với người bệnh. Điều này đặt ra nhiều thách thức, áp lực cho đội ngũ cán bộ y tế nói chung, đối với điều dưỡng nói riêng, vì đây là lực lượng trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc người bệnh. Xuất phát từ thực tiễn đó, Điều dưỡng CKI Lâm Hữu Đức, Trưởng phòng Điều dưỡng BV Đa khoa TP Cần Thơ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu Stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng BV Đa khoa TP Cần Thơ năm 2019. Điều dưỡng Đức chia sẻ, trước khi đảm nhiệm vai trò quản lý đội ngũ điều dưỡng, anh từng trải qua công việc điều dưỡng ở các khoa: cấp cứu, phẫu thuật gây mê hồi sức, ngoại, truyền nhiễm,... Ở mỗi khoa, đặc thù công việc ít nhiều khác nhau, nhưng có điểm chung đòi hỏi điều dưỡng phải nỗ lực từng giờ, vì nhiệm vụ gắn liền với sức khỏe, tính mạng người bệnh. Áp lực công việc ngày càng cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress của nhân viên y tế gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe thể chất và tinh thần của đội ngũ này.

Theo kết quả đề tài nghiên cứu của Trưởng phòng Điều dưỡng Lâm Hữu Đức, tỷ lệ điều dưỡng thường xuyên bị stress là 28,5% với những biểu hiện cơ thể mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, cảm giác khó chịu trong người, đè nén cảm xúc, dễ bị kích động, cảm thấy chán nản, buồn bã, lo lắng. Tỷ lệ điều dưỡng thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại có tỷ lệ stress là 64,5%. Điều dưỡng bị phản ứng không tốt từ người bệnh thường xuyên có tỷ lệ stress là 9,5%. Từ những con số trên, chủ nhiệm đề tài, đồng thời là đại diện cho lực lượng điều dưỡng, đề xuất lãnh đạo BV và các phòng chức năng, tổ chức đoàn thể, quan tâm hơn các chính sách, chế độ ưu đãi đối với điều dưỡng. Những giải pháp đề ra như: tăng thu nhập tăng thêm cho điều dưỡng; tổ chức các phong trào văn nghệ thể thao; tổ chức các kỳ tham quan, du lịch; khám sức khỏe định kỳ cho điều dưỡng, tập huấn hoặc sinh hoạt chuyên đề liên quan đến stress cho nhân viên y tế.

Đề tài này là một trong 26 đề tài được UBND thành phố quyết định công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn thành phố và toàn quốc vào tháng 3 - 2020.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nhieu-nghien-cuu-sang-kien-thiet-thuc-cua-dieu-duong-ho-sinh-a121379.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY