Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều vị Thuốc quý từ con dê

Dê sống ở hầu hết các vùng trên thế giới, từ châu Mỹ, châu Âu đến châu Á… Chúng sống hoang dã trên rừng núi hoặc được nuôi thả trong các tư gia, trang trại. Dê cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị, như thịt, sữa…; lông để làm len, sợi… Trong Đông y, con dê cho nhiều vị Thuốc, phương Thuốc quý.

Sừng dê - Linh dương giác (Cornu Capri cornis)

Linh dương giác là sừng của các con dê núi đực, hay còn gọi là Sơn dương  Capri cornis sumatrensis, họ sừng rỗng (Bovidae). Sau khi thu hoạch được ngâm trong nước sạch một ngày đêm cho bở các chất cáu bẩn bám ở ngoài sừng, dùng bàn chải sắt chà xát, rửa sạch phơi khô, cắt ra từng đoạn ngắn 5cm, chẻ nhỏ theo chiều dọc rồi ủ với dịch sinh khương 24 giờ để khử mùi hôi. Sau đó đem phơi khô làm nguyên liệu.

Nhiều bộ phận của con dê được dùng làm Thuốc trị bệnh.

Linh dương giác có protid, phốt phát can xi và nhiều loại muối vô cơ khác. Trong đó có các chất protid chứa lưu huỳnh (khoảng 1,2 %). Về dược lý, Linh dương giác có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật, hạ sốt, hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim trên động vật thực nghiệm; làm tăng lực cho chuột nhắt trắng trong điều kiện thiếu oxy.

Theo Đông y, Linh dương giác có vị mặn, tính hàn. Quy vào hai kinh tâm và can. Công năng tắt phong, chỉ kinh, thanh can sáng mắt, thanh tâm hỏa, an thần chí, giải độc, làm sởi mọc. Trị chứng can phong nội động, toàn thân co quắp, lưỡi xám đen; đau đầu hoa mắt, chóng mặt, đau mắt đỏ; sốt cao, mê sảng, phát cuồng; dị ứng ban chẩn, sởi khó mọc, nhọt độc nằm sâu trong cơ. Linh dương giác được dùng trong một số cổ phương sau đây:

Phục phương dương giác xung tễ: Linh dương giác 30g; xuyên khung, bạch chỉ, mỗi vị 10g; xuyên ô (chế) 7,5g. Công dụng: bình can, trấn thống. Trị đau nửa đầu, đau đầu do thiếu máu não, đau đầu do căng thẳng, đau dây thần kinh.

Sừng dê cho vị Thuốc linh dương giác

Linh dương câu đằng thang: Linh dương giác 4,5g, sinh địa 15g; câu đằng, sinh khương, cúc hoa, phục linh, mỗi vị 10 g; xuyên bối mẫu 12g; tang diệp, trúc nhự, mỗi vị 6 g; cam thảo 3g. Công dụng: mát gan, tắt phong, tăng dịch, thư cân. Trị chứng âm hư, dương cang, can phong nội động, hôn mê, phiền táo, ngực sườn trướng tức, sốt cao, lưỡi đỏ, mạch huyền.

Ngưu hoàng giáng áp hoàn: Linh dương giác 100g, ngưu hoàng 10g, trân châu 50g, băng phiến 25g, hoàng kỳ 50g, bạch th,ược 50g thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 3g. Công dụng: thanh tâm, hóa đàm, trấn tĩnh, hạ áp. Trị chứng can hỏa vượng, đau đầu, mắt mờ, phiền táo, tinh thần bồn chồn, bất an, đàm hỏa ung thịnh, tăng huyết áp.

Tư thọ giải ngũ thang: Linh dương giác, nhục quế, mỗi vị 2,5g; khương hoạt 1,5g; trúc lịch 30ml; phòng phong, phụ tử, thiên ma, toan táo nhân, mỗi vị 3g; dịch của 3g sinh khương. Sắc uống. Công dụng: phù chính khử tà, hóa đàm tắt phong. Trị trúng phong, tỳ hoãn, lưỡi cứng, bất hoạt, bán thân bất toại.

Linh kiều giải độc hoàn: Linh dương giác 10g; kim ngân hoa, liên kiều, mỗi vị 200g; bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử, mỗi vị 120g; đạm đậu xị, cam thảo, mỗi vị 100g; kinh giới tuệ, đạm trúc diệp, mỗi vị 80g. Các vị tán bột, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 3 g, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Công dụng: giải cảm nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Trị cảm mạo phong nhiệt (cảm nóng, cảm nắng) sốt cao; hoặc sốt mà đau đầu, ho, miệng khô, họng rát sưng đau.

Thịt dê

Thịt dê giàu dinh dưỡng: 100g thịt dê cung cấp 19,5g protid; 7,88 g lipid; 7mg cholesterol; các vitamin: VTM A (36mcg), B1 (0,15mg), B2 (0,28mg), B5 (4,9mg), B6 (0,3 mg) . Ngoài ra còn có các chất khoáng: 9,5mg Ca, 2mg Fe.

Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ, vị. Công năng ích khí, bổ hư, ôn trung, hoãn hạ. Trị các chứng  hư lao, yếu mệt, lưng gối đau mỏi, đau bụng, sán khí; phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, hay bị lạnh. Có thể dùng 30-100g thịt dê nấu canh; hoặc phối hợp với các vị hoàng kỳ, đương quy nấu canh. Trước khi nấu đem hoàng kỳ thái lát mỏng, tẩm với mật ong, sao vàng; đương quy thái lát mỏng, tẩm với rượu trắng, sao khô. Sau đó đem hoàng kỳ nấu cùng với thịt, đun sôi được 30 phút thì cho đương quy vào, đun sôi thêm 30 phút nữa, ăn lúc còn ấm. Tuần ăn 2- 3 lần.

Thịt dê nấu đương quy hoàng kỳ .

Gan dê

Theo Đông y, gan dê vị ngọt, đắng, tính mát, quy kinh can. Công năng dưỡng huyết, bổ can, minh mục. Trị các chứng huyết hư, da vàng, can hư, mắt hoa, thông manh, mắt có màng, mộng: gan dê 20-50g nấu với 10g kỷ tử, ăn lúc còn ấm; hoặc phối hợp với cốc tinh thảo, hoàng liên, kỷ tử, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống từ 3 - 6g, trước bữa ăn, ngày 2-3 lần.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhieu-vi-thuoc-quy-tu-con-de-n173061.html)

Tin cùng nội dung

  • Dùng rượu làm phụ liệu có ý nghĩa tăng tính ấm cho vị Thuốc, làm cho khí vị của Thuốc đi lên trên thượng tiêu.
  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY