Năm 1952, tại bombay, ấn độ, các bác sĩ chứng kiến sự việc chưa từng có: một bệnh nhân mang nhóm máu o xảy ra phản ứng ngưng kết khi được truyền đúng hệ huyết thanh. từ sự kiện này, y văn thế giới ghi nhận đây là trường hợp đầu tiên mang dòng máu quý hiếm bombay.
Theo India Express, trên thế giới, tỷ lệ người mang dòng máu Bombay là 1/4 triệu. Tại Nam Á, con số này cao hơn. Đặc biệt, ở Ấn Độ, cứ 7.600-10.000 người có một ca chào đời với dòng máu Bombay. Bombay thậm chí còn được mệnh danh là loại máu hiếm hơn máu gấu trúc.
Năm 1900, nhà khoa học người Australia Karl Landsteiner phát hiện ra các nhóm máu. Thông thường, chúng ta có 4 nhóm chính là A, B, AB và O. Cách phân chia này dựa trên các kháng nguyên được tìm thấy trong tế bào hồng cầu.
Tiến sĩ, bác sĩ y.m.bhende - người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu hiếm bombay. ảnh: pinterest. |
Sự phù hợp giữa nhóm máu của người cho và người nhận rất quan trọng. bởi nếu không tương thích, nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. cơ sở này đã mang đến bất ngờ cho những bác sĩ của ấn độ và giúp họ phát hiện nhóm máu quý như vàng.
Theo ghi chép từ tạp chí the national medical của ấn độ, tiến sĩ, bác sĩ y.m.bhende (đại học y seth gordhandas sunderdas, mumbai) phát hiện nhóm máu này rất tình cờ. tháng 12/1951, một bệnh nhân bị T*i n*n đường sắt nguy kịch, nhập viện king edward memorial hospital (k.e.m) ở mumbai, ấn độ. máu của người này được phát hiện dương tính với kháng nguyên o. nhưng khi kết hợp chéo nhóm máu o với huyết thanh của bệnh nhân, mọi tế bào nhóm o. plasma bất ngờ bị ngưng tụ.
Tiếp tục làm xét nghiệm, các bác sĩ tại Bệnh viện K.E.M phát hiện huyết thanh của người này chứa những kháng nguyên độc lập, không nằm trong hệ thống MN và Rh. Kháng nguyên này chưa từng được biết đến trước đó.
Hai tuần sau, một bệnh nhân khác bị đâm, cần truyền máu và gặp trường hợp tương tự. Các tế bào và huyết thanh của họ tương thích đến kinh ngạc. Máu của họ trộn với loại huyết thanh nào cũng gây tình trạng đông, vón cục.
Các bác sĩ đã tìm kiếm người hiến máu thích hợp. sau khi kiểm tra 160 trường hợp, họ mới tìm ra một ngư dân ở bombay có nhóm máu tương thích với hai bệnh nhân này. sự tương đồng giữa 3 trường hợp khiến tiến sĩ, bác sĩ bhede và cộng sự quyết tâm giải mã đến cùng. sau nhiều tháng làm việc trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện nhóm máu hiếm mang tên bombay trên tạp chí the lancet.
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt cho y khoa thế giới. tên của nhóm máu được đặt theo thành phố bombay (nay là mumbai, ấn độ) mà người ngư dân sinh sống.
Người mang nhóm máu bombay không có kháng nguyên a, b và h. ảnh: freepik. |
Mỗi tế bào hồng cầu có kháng nguyên trên bề mặt, là cơ sở để xác định nó thuộc nhóm máu nào. ví dụ, nhóm máu ab có cả hai kháng nguyên a và b. người mang nhóm máu a có kháng nguyên a, tương tự với b.
Nhóm máu bombay không như vậy. nó còn được gọi là nhóm máu hh. đặc trưng của kiểu hình nhóm máu này là thiếu các kháng nguyên a, b và h. nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí khoa học truyền máu châu á cho thấy những cá nhân có nhóm máu này chỉ có thể truyền huyết thanh tự thân hoặc từ các cá thể cùng kiểu hình bombay. nếu họ nhận huyết thanh từ người mang nhóm máu a, b, o hoặc ab sẽ gây phản ứng đông máu, thậm chí Tu vong. ngược lại, người mang dòng máu hh có thể hiến cho bất kỳ ai trong huyết hệ a, b, o.
Tiến sĩ arun thorat, phụ trách hội đồng truyền máu bang maharashtra, ấn độ, cho biết nhóm máu này phổ biến ở cộng đồng người nam á hơn. nguyên nhân là nơi này thường có tình trạng hôn nhân cận huyết. “nó được di truyền. tổ tiên chung của những trường hợp mang nhóm máu bombay là người ấn độ, sri lanka, pakistan và bangladesh”, ông nói thêm.
Mahesh ghag, 49 tuổi, ở parel, mumbai, ấn độ, không còn thấy lạ khi giữa đêm hay sáng sớm bất chợt có ai đó gọi cho ông để xin máu. "năm 1991, tôi phát hiện mình mang nhóm máu bombay. kể từ đó, mỗi năm tôi nhận được khoảng 3-4 cuộc điện thoại nhờ trợ giúp máu", người đàn ông này nói. tháng 4, ghag vừa hiến huyết thanh cứu một bệnh nhân 94 tuổi bị viêm túi mật nguy kịch. cụ ông này cũng mang dòng máu bombay quý hiếm.
Năm 2015, Sandesh Kumar, sinh ra ở Gorakhpur, Ấn Độ, phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh và buộc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, em mang dòng máu hiếm, không có sẵn tại ngân hàng máu địa phương. Sau khi tổ chức phi chính phủ The Think Foundation kêu gọi, 10 người từ nhiều nơi của Ấn Độ đã tình nguyện hiến máu. Nhờ dòng máu từ những người xa lạ, em bé này đã được cứu sống.
Vinay Kulkarni trong một lần hiến máu cứu người. Ảnh: India Times. |
Tháng 7/2017, kỹ sư xây dựng vinay kulkarni (33 tuổi, ở satara, bang maharashtra) đã đi quãng đường 1.700 km trong 24 giờ từ mumbai đến jharkhand để cứu bà cụ cùng nhóm máu bombay. người đàn ông này cũng đã hiến máu 179 lần trong đời và vẫn chưa dừng lại.
Thống kê từ india express cho thấy ấn độ hiện có 350 người được phát hiện mang nhóm máu bombay. họ không thể lưu trữ huyết thanh trong ngân hàng máu vì thời hạn sử dụng của nó chỉ kéo dài 35-42 ngày. vì vậy, bất kỳ khi nào có người cần đến dòng máu quý, những người này đều không ngại di chuyển đường xa tới hiến huyết thanh. bởi họ là nguồn sống duy nhất của những người mang dòng máu bombay khác đang nguy kịch.
Dù vậy, bản thân những người mang dòng máu bombay cũng phải đối mặt nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm. các sản phụ có nhóm máu hiếm, khi xuất huyết trong quá trình phẫu thuật, sinh con sẽ phải đối mặt tình huống nguy cấp vì không có nguồn máu để truyền. điều đó gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và con.
Về lý thuyết, việc sản xuất anti-H của người mẹ khi mang thai có thể gây ra bệnh tan máu ở thai nhi nếu con không thừa hưởng kiểu hình Bombay từ mẹ. Đến nay, y văn chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy.
Theo Tri thức trực tuyến